THỦ TỤC XIN CẤP VISA CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

 

Với xu thế hội nhập hiện nay, số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng với nhiều mục đích ngoại giao, hoạt động kinh tế, du lịch,…. khác nhau. Người nước ngoài  muốn nhập cảnh hay xuất cảnh Việt Nam phải có hộ chiếu hay các loại giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực (tên tiếng anh là Visa) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.

 

1. Thị thực (Visa) là gì? Hình thức và giá trị sử dụng của Thị thực (Visa)

Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Như vậy, Visa là bắt buộc khi người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn Visa.

* Hình thức của visa: Visa được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.  

* Giá trị sử dụng của Visa:

  • Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau:

    • Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;

    • Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch; Thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.

    • Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần;

  • Thị thực không có quyền chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:

    • Có giấy tờ xác minh là người đại diện hoặc nhà đầu tư cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    • Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

    • Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

    • Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Điều kiện cấp thị thực (Visa) và các trường hợp được miễn visa:

Theo quy định tại Điều 10 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014Khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 thì người nước ngoài để được cấp Visa cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc hộ chiếu.

  • Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp: Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức; Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài;

  • Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh;

Ngoài ra các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh được mục đích nhập cảnh:

  • Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

  • Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

  • Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

  • Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Nếu người lao động được tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Tổ chức bảo lãnh người nước ngoài vào làm việc là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

  • Tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp.

* Các trường hợp được miễn Visa

Theo Điều 12 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì các trường hợp sau được miễn Visa:

  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú;

  • Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

  • Đơn phương miễn thị thực;

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

3. Thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài vào Việt Nam

3.1. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại nước ngoài

Để xin được thị thực cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (visa thương mại, đầu tư, lao động…) công ty tại Việt Nam phải liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh nộp hồ sơ xin chấp thuận nhận thị thực cho khách (trừ visa du lịch). Sau khi được các cơ quan này đồng ý bằng văn bản, Công ty gửi văn bản này cho người nước ngoài để nộp cùng hồ sơ đề nghị cấp thị thực tại Đại sứ quán.

Bước 1: Xin chấp thuận nhận thị thực tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh

a) Hồ sơ xin chấp thuận nhận thị thực tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh:

* Hồ sơ pháp nhân:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc bản Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

  • Văn bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký của công ty và người người đại diện theo pháp luật (Mẫu NA16);

  • Văn bản bảo lãnh xin visa nhập cảnh cho người nước ngoài (Mẫu NA2);

  • Bản sao giấy phép lao động của đương sự (nếu xin Visa lao động).

* Hồ sơ đối với cá nhân người nước ngoài:

  • Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài;

  • Xác nhận ngày dự kiến nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài;

  • Xác nhận nơi – địa điểm nhận visa Việt Nam, có thể chọn 1 trong các nơi nhận sau đây:

  • Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sứ Quán Việt Nam ở nước ngoài; Các cửa khẩu đường bộ quốc tế của Việt Nam và Các sân bay quốc tế của Việt Nam

  • Thời hạn công văn nhâp cảnh dự kiến xin.

b) Quy trình thực hiện:

  • Trong thời hạn 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

  • Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; cơ quan bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam liên hệ cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan chức năng cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Bước 2: Nhận Visa

Người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ và đến địa điểm cho phép nhận visa Việt Nam được thể hiện trên công văn nhập cảnh có thể tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, hoặc tại các sân bay quốc tế hàng không hoặc cửa khẩu quốc tế đường bộ để nộp hồ sơ nhận Visa.

* Thành phần hồ sơ:

  • Hộ chiếu bản chính còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng;

  • 2 tấm hình 4x6 cm phông nền trắng;

  • Tờ khai đề nghị cấp thị thực (mẫu NA1);

  • Công văn chấp thuận thị thực của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh;

  • Chuẩn bị lệ phí dán visa Việt Nam theo qui định;

* Thời gian xét duyệt cấp visa Việt Nam cho người nước ngoài:

Thời gian giải quyết cấp thị thực visa Việt Nam phụ thuộc vào địa điểm nhận visa được cho phép trên Công văn nhập cảnh do tổ chức, cá nhận hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh, thông thường thời gian giải quyết được phân chia như sau:

  • Thời gian nhận visa tại các Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày làm việc;

  • Thời gian nhận visa tại các cửa khẩu đường bộ hoặc sân bay quốc tế của Việt Nam từ 1 đến 3 giờ tùy từng thời điểm.

3.2. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam

a) Thành phần hồ sơ:

Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5);

  • Bản sao hộ chiếu và bản chính hộ chiếu để đối chiếu;

  • Bản sao các loại giấy tờ chứng minh mục đích vào Việt Nam (nếu có).

b) Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ,hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả

  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ đầy đủ.

Bước 3: Nhận kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ sẽ được trả kết quả tại Cục quản lý xuất nhập cảnh sau 05 ngày làm việc. Người nhận kết quả đem theo giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu.

  • Thời gian nhận kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ và thứ 7, chủ nhật).

c) Lệ phí

Theo quy định tại Thông tư số 219/2016/TT-BTC Quy định về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam thì mức lệ phí cấp visa áp dụng như sau:

  • Cấp thị thực có giá trị một lần có mức thu: 25 USD/chiếc.

  • Cấp thị thực có giá trị nhiều lần

    • Loại có giá trị đến 03 tháng có mức thu: 50 USD/chiếc.

    • Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng có mức thu: 95 USD/chiếc.

    • Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm có mức thu: 135 USD/chiếc.

    • Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm có mức thu: 145 USD/chiếc.

    • Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm có mức thu: 155 USD/chiếc.

    • Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) có mức thu: 25 USD/chiếc.

  • Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới có mức thu: 5 USD/chiếc.

  • Cấp giấy miễn thị thực có mức thu: 10 USD/chiếc.

 

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
-
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com

Tin liên quan

Kinh doanh khóa học online, coaching online có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh khóa học online, coaching online có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Hiện nay, mô hình kinh doanh khóa học online và coaching đang được nhiều người thực hiện do nhu ...

Làm thế nào để công ty IT được hưởng ưu đãi về thuế?

Làm thế nào để công ty IT được hưởng ưu đãi về thuế?

Công ty IT thực hiện sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp ...

Công ty IT được hưởng ưu đãi thuế như thế nào?

Công ty IT được hưởng ưu đãi thuế như thế nào?

Trước sự phát triển của công nghệ, sản phẩm phần mềm ngày càng đa dạng để phục vụ trong ...

Các phương án thành lập công ty IT có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Các phương án thành lập công ty IT có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công ...

Thành lập công ty IT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập công ty IT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, ngành nghề lập trình phần mềm hay còn gọi là ngành IT đang là ngành nghề khuyến ...

Theo dõi Glaw Viet Nam