Số lượng chi nhánh của các công ty nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam ngày càng cao. Đối với các thương nhân nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, việc thành lập Chi nhánh cần tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Mục lục
I. Chi nhánh công ty nước ngoài là gì?
II. Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam
III. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài
IV. Thủ tục thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài
V. Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài
VI. Quyền của Chi nhánh công ty nước ngoài
VII. Nghĩa vụ của Chi nhánh công ty nước ngoài
Theo Khoản 7 Điều 3 Luật thương mại 2005 thì “Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài là hoạt động kinh doanh thương mại trong phạm vi được cấp phép và chịu sự quản lý của thương nhân nước ngoài.
Theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
Việc đăng ký kinh doanh của Thương nhân nước ngoài phải dựa theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Hoạt động ít nhất là 05 năm kế từ khi đăng ký kinh doanh hoặc thành lập;
Nếu Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài có quy định về thơi hạn hoạt động thì ít nhất thời hạn đó phải còn 01 năm tính từ lúc nộp hồ sơ;
Chức năng và sự hoạt động của Chi nhánh sắp mở phải đúng theo quy định luật pháp Việt;
Nếu chức năng hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với quy định hoặc nhà đầu tư không nằm trong các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải xin sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Không đáp ứng được các điều kiện thành lập chi nhánh;
Đăng ký kinh doanh ngành nghề mà thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
02 năm kể từ ngày Nhà đầu tư nước ngoài bị thu hồi Giấy phép kinh doanh tại Việt;
Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh của Nhà đầu tư nước ngoài có thể gây hại đến an ninh quốc, an toàn xã hội, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục cũng như ảnh hưởng sức khỏe, hủy hoại tìa nguyên môi trường ở Việt Nam;
Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Số lượng chi nhánh tối đa: Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài soạn và nộp hồ sơ online đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Cơ quan cấp Giấy phép sẽ kiểm tra và yêu cầu bổ sung (nếu có) sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Cơ quan chức năng sẽ phản hồi rõ nếu từ chối cấp phép cho Nhà đầu tư.
Nếu chức năng hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với quy định hoặc nhà đầu tư không nằm trong các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải xin sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài theo Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP bao gồm:
Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh:
Lưu ý: Toàn bộ tài liệu do phía công ty mẹ cung cấp đều phải hợp thức hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc Đại Sứ Quán nước sở tại ở Việt Nam.
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài:
Lệ phí môn bài: Chi nhánh thuộc đối tượng phải nộp thuế môn bài theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Mức thu lệ phí môn bài đối với chi nhánh là 1.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với những hoạt động đặc thù khác như xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên, sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì chi nhánh sẽ phải nộp các loại thuế tương ứng với từng loại hình theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghĩa vụ báo cáo tài chính: Chi nhánh của công ty nước ngoài (hạch toán độc lập) phải thực hiện kê khai thuế và lập báo cáo tài chính tại chi nhánh. Ngoài ra Chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện về “Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” (Điều 23 Luật đầu tư 2014) thì Chi nhánh được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nên thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo tài chính (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập 2011).
Như vậy Chi nhánh khi nộp Báo cáo tài chính phải nộp kèm Báo cáo kiểm toán cho cơ quan thuế.
GLaw Vietnam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Làm giấy phép kinh doanh
Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com
Hiện nay, mô hình kinh doanh khóa học online và coaching đang được nhiều người thực hiện do nhu ...
Công ty IT thực hiện sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp ...
Trước sự phát triển của công nghệ, sản phẩm phần mềm ngày càng đa dạng để phục vụ trong ...
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công ...
Hiện nay, ngành nghề lập trình phần mềm hay còn gọi là ngành IT đang là ngành nghề khuyến ...