Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

PHÂN BIỆT GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH

 

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn đăng ký thành lập công ty cũng đều quan tâm đến hai loại giấy tờ pháp lý là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có một số người không phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ này và vẫn xem chúng là một.

Về bản chất, hai loại giấy tờ pháp lý này là khác nhau khi xét trên các phương diện: ý nghĩa pháp lý, điều kiện cấp, cơ quan có thẩm quyền, nội dung các loại giấy tờ,…

1. Khái niệm:

a. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Theo khoản 12 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, giấy chứng nhận ĐKDN là bản điện tử hoặc văn bản mà doanh nghiệp được cấp bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận ĐKDN đồng thời là giấy đăng ký thuế và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Giấy phép kinh doanh:

Giấy phép kinh doanh thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh, đây là loại giấy phép dành cho các doanh nghiệp có kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Chỉ được cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Luật doanh nghiệp, trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc đăng ký ngành nghề kinh doanh sẽ không bị hạn chế đối với các doanh nghiệp trong nước.

2. Ý nghĩa pháp lý:

a. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên thương mại, tên doanh nghiệp.

Là giấy chứng nhận được cấp bởi cơ quan hành chính công nhà nước. Một khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp, có nghĩa là đã xác lập một tổ chức kinh doanh.

b. Giấy phép kinh doanh:

Ở đây tính chất là theo cơ chế xin-cho, là sự chứng nhận cho phép của cơ quan nhà nước đối với cơ sở kinh doanh đạt điều kiện.

3. Những yêu cầu, điều kiện để được cấp giấy phép/giấy chứng nhận:

a. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Tên thương mại/tên doanh nghiệp phải được đặt đúng theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh chuẩn, đảm bảo hợp lệ.

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc nhóm bị cấm đầu tư kinh doanh.

Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về các loại phí khi đăng ký.

b. Giấy phép kinh doanh:

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể nào đó và được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, yêu cầu về vốn pháp định, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm hoặc các yêu cầu khác

Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện này có thể là điều kiện về hệ thống cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề hay vốn pháp định,…

4. Hồ sơ và thủ tục cấp từng loại giấy chứng nhận:

a. Hồ sơ và thủ tục đăng ký dành cho giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Hồ sơ hợp lệ được yêu cầu đối với từng loại hình doanh nghiệp (Vd: Điều lệ công ty, danh sách thành viên, bản sao chứng minh nhân dân, các chứng thực cá nhân hợp pháp khác, bản sao thẻ căn cước công dân,…)

Thủ tục thực hiện: Người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký hay người thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có nghĩa vụ xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b. Hồ sơ và thủ tục đăng ký dành cho giấy phép kinh doanh:

Về căn bản hồ sơ xin giấy phép sẽ có:

  • Bản sao giấy chứng nhận doanh nghiệp
  • Giấy đề nghị
  • Các loại văn bản liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh.

Ngoài ra, có thể có các loại văn bản, tài liệu đi kèm khác nhau phụ thuộc vào từng loại giấy tờ pháp lý cụ thể. Tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đúng và đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

5. Thời hạn có hiệu lực đối với từng loại giấy phép:

a. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Thời hạn hiệu lực của loại giấy phép này được quyết định bởi nhà đầu tư và thường không được ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b. Giấy phép kinh doanh:

Thời gian hiệu lực đối với giấy phép kinh doanh thường từ vài tháng đến vài năm, được quyết định bởi nhà đầu tư và thường không được ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

6. Quyền của nhà nước:

a. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b. Giấy phép kinh doanh:

Dù đã đủ điều kiện và hồ sơ nhưng vẫn có thể bị cơ quan nhà nước từ chối để hạn chế số lượng vì mục đích cộng đồng.

 

Trên đây là những thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw giúp doanh nghiệp dễ dàng phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

 

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com