4 lưu ý về người đại diện theo pháp luật

4 LƯU Ý VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

 

Luật Doanh Nghiệp 2014 ra đời có những cải cách theo hướng tích cực và thay thế cho luật doanh nghiệp 2005 về quy định người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp. Khi lựa chọn thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định căn bản tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Xem xét liệu họ có đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định để tiến hành đổi người đại diện hay không?

1. Người đại diện theo pháp luật là gì?

Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 người đại diện theo pháp luật là: “ là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật ”.

Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào định nghĩa này để xác định một người có phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không thì rất khó. Vì đối với đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp vẫn có thể được ủy quyền một phần hay toàn bộ phạm vi đề cập ở trên. Theo các quy định nội bộ của doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng có thể không có đầy đủ thẩm quyền như đã nêu trong định nghĩa.

Các vị trí có thể đứng ra làm người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp theo điều lệ công ty gổm: Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và các chức danh quản lý khác.

2. Những vấn đề người đại diện theo pháp luật cần lưu ý:

Trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật sẽ đứng ra thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp, đại diện với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn, bị đơn trước Tòa án về các quyền nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Vậy người đại diện này cần lưu ý những điều gì? Họ có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

a. Về quyền và nghĩa vụ:

Trường hợp người đại diện theo pháp luật là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản dưới đây:

  • Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về các hoạt động kinh doanh thường ngày của công ty.
  • Tổ chức thực thi các nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và Chủ tịch công ty.
  • Tổ chức tiến hành các phương án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
  • Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty thì ở các chức danh còn lại trong công ty người đại diện đều có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm.
  • Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác thì người đại diện sẽ là người ban hành các quy chế quản lý nội bộ của công ty.
  • Trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và Chủ tịch công ty thì người đại diện có quyền nhân danh công ty để ký kết hợp đồng.
  • Hằng năm, nộp báo cáo quyết toán tài chính lên Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên và Hội đồng quản trị.
  • Đề xuất biện pháp xử lý lỗ hay sử dụng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
  • Đề xuất cơ cấu tổ chức công ty.
  • Tuyển dụng nhân sự
  • Các quyền và nghĩa vụ khác.

Trong trường hợp Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị và Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp. Đối với vị trí kiêm nhiệm như vậy họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Theo dõi hoặc tổ chức theo dõi việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  • Setup chương trình, kế hoạch hoạt động, nộidung tài liệu họp cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  • Ký kết các nghị quyết thay mặt cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  • Chủ trì các cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

b. Về trách nhiệm:

  • Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp người đại diện phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực và cẩn trọng nhất.
  • Không dùng địa vị, chức vụ và tài sản của doanh nghiệp để trục lợi, phục vụ vì mục đích lợi ích của cá nhân tổ chức khác. Luôn trung thành với lợi ích của doanh nghiệp.
  • Thông báo đẩy đủ, chính xác một cách nhanh nhất cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người liên quan của họ có vốn cổ phần , vốn góp hay làm chủ tại công ty khác.
  • Nếu gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp do những vi phạm đã nêu trên thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân bởi những hành động đó.

c. Cá nhân bị giới hạn không được làm người đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp:

Một người có thể đại diện theo pháp luật cho nhiều doanh nghiệp trừ trường hợp sau:

Cá nhân đó là đại diện pháp luật cho doanh nghiệp mà trong quá trình hoạt động doanh nghiệp này không báo cáo thuế, không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, không thực hiện thủ tục thông báo tạm dừng hoạt động dù doanh nghiệp không hoạt động, bỏ trôi doanh nghiệp.

d. Một số lưu ý khác về người đại diện theo pháp luật:

  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên, trường hợp một trong hai thành viên là người bị tạm giam hay kết án tù, bị hạn chế hay mất năng lực hành vi nhân sự, phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, lừa gạt khách hàng, trốn thuế bị Tòa án tước quyền hành nghề và các tội danh khác theo quy định của Bộ luật hình sự. Thì thành viên còn lại đương nhiên sẽ là người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cho đến khi có quyết đinh mới.
  • Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm đại diện pháp luật cho công ty trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và cá nhân này rời khỏi Việt Nam hơn 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác hoặc bị chết, mất tích, kết án tù, tạm giam, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi nhân sự.
  • Về vấn đề nơi cư trú: doanh nghiệp đảm bảo luôn có ít nhất 1 cá nhân đại diện pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Trên đây là những lưu ý dành cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Công ty luật Glaw Vietnam chắc chắn sẽ giúp ích cho doanh nghiệp.

 

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com