Thừa kế theo pháp luật là gì?

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT LÀ GÌ?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế là thừa kế theo thứ tự của hàng thừa kế, trình tự và điều kiện được quy định bởi luật thừa kế. Vậy thừa kế theo pháp luật là gì? Những trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật? sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

I. Thừa kế theo pháp luật là gì?

Căn cứ vào điều 649 của bộ luật dân sự năm 2015 qui định: Thừa kế theo qui định pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, với trình tự và điều kiện thừa kế được qui định bởi pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển tài sản của người đã mất (chết) cho những người còn sống theo hàng thừa kế, trình tự và điều kiện thừa kế được quy định bởi luật thừa kế.

Các cá nhân đều có quyền sở hữu tài sản của mình. Sau khi chết, số tài sản còn lại của người đó được phân chia đều cho những cá nhân thừa kế.

Các cá nhân được thừa hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật không bị phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Tất cả bình đẳng trong việc thừa hưởng di sản thừa kế của người đã chết, những hiện những nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

II. Thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp nào?

Áp dụng luật thừa kế trong những trường hợp dưới đây:

Không có di chúc.

Di chúc được lập không hợp pháp.

Các cá nhân được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền thừa hưởng di sản thừa kế hay từ chối thừa kế di sản.

Các cá nhân thừa kế theo di chúc chết trước hay chết chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Tổ chức, cơ quan được thừa hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn kế vào lúc mở thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng cho các phần di sản thừa kế sau đây:

Phần di sản không có định đoạt trong di chúc

Phần di sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực theo pháp luật.

Phần di sản liên quan đến cá nhân được thừa kế nhưng cá nhân đó không có quyền thừa hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hay chết cùng thời điểm với cá nhân lập di chúc. Liên quan đến tổ chức, cơ quan được hưởng di sản theo di chúc, tuy nhiên không còn tồn tại vào thời điểm thừa kế.

III. Quy định về người thừa kế theo pháp luật:

Những cá nhân thừa kế theo pháp luật được qui định theo thứ tự dưới đây:

  • Hàng thừa kế đầu tiên gồm có: Vợ, chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất (chết).
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm có: Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột của người mất (chết), cháu ruột của người mất mà người mất là ông/bà nội, ông/bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người mất, bác/chú/cậu/cô/dì/chắt ruột của người mất mà người mất là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý:

  • Những cá nhân thừa kế ở cùng hàng có quyền hưởng phần di sản thừa kế như nhau.
  • Những cá nhân ở hàng thừa kế sau chỉ có quyền hưởng thừa kế, nếu không còn người ở hàng thừa kế trước do đã mất, không có quyền thừa hưởng di sản, bị mất quyền thừa hưởng hay từ chối nhận di sản.

IV. Thừa kế thế vị là gì?

Trong trường hợp con của cá nhân để lại di sản đã mất trước hay cùng thời điểm với cá nhân để lại di sản mà cha hay mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hay cùng một thời điểm với cá nhân để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ chắt hưởng nếu còn sống.

V. Việc thừa kế khi vợ, chồng đã chia tài sản chung. Vợ chồng đang xin ly hôn hay đã kết hôn với người khác:

Trường hợp: Vợ, chồng đã chia tài sản chung khi còn tồn tại hôn nhân. Sau đó, một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

Trường hợp: Vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hay đã được tòa án cho ly hôn thông qua bản án hay quyết định chưa có hiệu lực của pháp luật. Nếu một người chết thì người còn sống vẫn được kế thừa di sản.

Cá nhân đang là vợ hay chồng của một người ngay tại thời điểm người đó mất (chết) thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Ngoài ra, Công ty GLaw Vietnam cũng cung cấp dịch vụ thay đổi tên công ty với chi phí rất hợp lý chỉ từ 1,5 triệu cho việc thay đổi tên công ty. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc gửi email về: [email protected].