Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh này phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép nhập khẩu, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong bài viết này, GLaw Việt Nam sẽ chia sẻ đến Quý khách hàng về những nội dung liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 4 Luật xuất bản 2012 thì “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.”
Theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi nhập khẩu những tác phẩm, tài liệu trên từ nước ngoài không nhằm mục đích kinh doanh thì phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh được quy định tại Điều 41 Luật xuất bản 2012, cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài chuẩn bị và gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh đến Sở Thông tin truyền thông nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
Riêng đối với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội: Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội.
Nộp trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông;
Nộp thông qua hệ thống bưu chính;
Nộp qua Cổng thông tin điện tử của Sở thông tin và Truyền thông: Tùy một số địa phương mà sẽ cho phép nộp hồ sơ qua trang thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông (Hà Nội, Đà Nẵng,…)
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 42 Luật xuất bản 2012 thì những xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật này không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức. Như vậy những xuất bản phẩm thuộc Điều 10 Luật xuất bản 2012 sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh theo quy định tại Điều 41 Luật xuất bản 2012, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trong đó nêu rõ thông tin đơn vị nhập khẩu, số lượng, nội dung chính của xuất bản phẩm, cửa khẩu nhập (Mẫu số 30 thông tư 01/2020/TT-BTTTT)
Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu không dùng để kinh doanh (03 bản)
Ngoài ra, cần cung cấp thêm:
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép
Invoice/Giấy báo hàng về (Nếu có)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 214/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính thì lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh là 50.000 đồng/hồ sơ.
GLaw Vietnam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Làm giấy phép kinh doanh
Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com
Hiện nay, mô hình kinh doanh khóa học online và coaching đang được nhiều người thực hiện do nhu ...
Công ty IT thực hiện sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp ...
Trước sự phát triển của công nghệ, sản phẩm phần mềm ngày càng đa dạng để phục vụ trong ...
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công ...
Hiện nay, ngành nghề lập trình phần mềm hay còn gọi là ngành IT đang là ngành nghề khuyến ...