Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc đăng ký thêm hoặc bỏ bớt danh mục ngành nghề kinh doanh. Hiện tại, Sở kế hoạch đầu tư đã tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp nên việc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh hay bỏ bớt ngành nghề kinh doanh là rất dễ dàng.

Tuy nhiên, điểm lưu ý của doanh nghiệp là phải chọn đúng danh mục ngành nghề cho phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất của mình, cũng như các quy định về điều kiện để được sản xuất kinh doanh ngành nghề đó.

Vậy hãy cùng GLaw Vietnam tìm hiểu về thủ tục cũng như các điểm lưu ý quan trọng trong quá trình thay đổi ngành nghề kinh doanh.

 

1. CHỌN MÃ NGÀNH PHÙ HỢP

Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp là vô cùng đa dạng và có nhiều tên gọi khác nhau trong thực tế, tuy nhiên khi tiến hành thêm mới bổ sung vào giấy phép, doanh nghiệp phải lựa chọn các mã ngành phù hợp theo quy định của pháp luật cụ thể.

  • Các ngành nghề có trong quy định tại Quyết định 27/2018QĐ-TTG về hệ thống các ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành, khi tiến hành thay đổi ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp phải áp các mã ngành kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh theo mã 4 cấp.
  • Các ngành được quy định theo pháp luật chuyên ngành thì doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề này theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4.
  • Với các ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề thì ngoài việc doanh nghiệp phải chọn mã ngành 4 cấp tương ứng, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ chứng chỉ để kinh doanh ngành nghề này. Tuy nhiên, không cần phải cung cấp các chứng chỉ này trong lúc làm thủ tục thay đổi bổ sung.

 

2. LƯU Ý VỀ NGÀNH NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN

Danh mục ngành nghề theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG sẽ có quy định rõ ràng các ngành nghề kinh doanh bình thường và các ngành nghề để được hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện. Các điều kiện này có thể cần phải chứng minh lúc thay đổi bổ sung hoặc không cần theo quy định của pháp luật.

Ví dụ về ngành nghề có điều kiện và cần phải có trước khi đăng ký mới.

  • Doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản, điều kiện của ngành nghề này là vốn điều lệ phải trên 20 tỷ. Trước khi bổ sung ngành này vào doanh nghiệp phải làm thủ tục tăng vốn điều lên lên trên 20 tỷ trước.

Ví dụ về ngành nghề có điều kiện nhưng không cần phải chứng minh lúc đăng ký mới.

  • Như doanh nghiệp đăng ký thêm ngành nghề mở nhà hàng, kinh doanh ăn uống, với ngành nghề này doanh nghiệp phải xin thêm các giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, lúc bổ sung ngành vào trong giấy phép thì chưa cần phải xin giấy này trước.

 

3. THỦ TỤC THAY ĐỔI HOẶC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Sau khi doanh nghiệp đã được tư vấn chọn các ngành nghề phù hợp và các điều kiện để hoạt động kinh doanh sản xuất ngành nghề này thì tiếp theo là tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Chọn mã ngành để soạn hồ sơ

  • Chọn mã ngành phù hợp
  • Giấy thông báo về việc thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh do Đại diện pháp luật ký
  • Biên bản và quyết định thay đổi bổ sung ngành nghề do chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên ký (chỉ áp dụng cho CÔNG TY TNHH 2TV, CÔNG TY CỔ PHÂN)
  • Giấy giới thiệu nếu không phải người Đại diện pháp luật trực tiếp đi nộp

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư (nộp online)

Bước 3: Nhận kết quả sau 3 -5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ (giấy xác nhận bổ sung ngành nghề kinh doanh)

 

Qua nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp GLaw Vietnam đã đúc kết các nội dung chuẩn để thực hiện việc thay đổi địa chỉ công ty. Doanh nghiệp bạn có thể tự tham khảo và thực hiện.

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com