Tại sao phải bón phân hữu cơ?

TẠI SAO PHẢI BÓN PHÂN HỮU CƠ?

 

Từ xa xưa, người nông dân đã biết áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ như cày lật gốc rạ, vùi phân xanh, phế phẩm nông nghiệp vào ruộng, tưới nước giải, phân chuồng, phân xanh, tro bếp, bón vôi…Đặc biệt, ngày nay trong xu thế phát triển nông nghiệp sạch thì phân hữu cơ càng có nhiều lợi ích thiết thực.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ đều được đánh giá cao về chất lượng cũng như đáp ứng được yêu cầu về thực phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

Phân hữu cơ mang lại rất nhiều tác dụng đối với cậy trồng, do đó, để trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải bón phân hữu cơ?”,chúng tôi xin nêu ra những lợi ích việc bón phân hữu cơ cụ thể sau đây:

1. Nâng cao độ phì nhiêu và làm đất tơi xốp

Trong quá trình canh tác, gieo trồng và sản xuất nông nghiệp không đúng cách cho đất sẽ làm mất đi độ pH và một số dưỡng chất trong đất, việc bón phân hữu cơ được sử dụng cho việc cải tạo đất, cân bằng độ pH, và bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt.

Các hydrat cacbon sẽ được phân giải chậm thành mùn, axit humic, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây khi bón phân hữu cơ cho đất, dưới tác động của môi trường với độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

Nhờ các chất hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp hơn, tăng khả năng thấm thoát nước tốt, đồng thời giúp cho bộ rễ phát triển nhiều và tăng lượng oxy trong đất.

2. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Cùng một loại cây trồng nhưng trồng trong các điều kiện canh tác khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau. Một trong những cây trồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là cây rau, các loại cây ngắn ngày; còn các loại cây dài ngày, cây công nghiệp chịu ảnh hưởng ít hơn. Chính vì vậy, để xuất khẩu các mặt hàng nông sản có chất lượng cao thì việc sử dụng phân hữu cơ để canh tác cần được quan tâm hàng đầu.

3. Hạn chế xói mòn cho đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng

Trong quá trình canh tác, đất sẽ bị bạc màu, và do thiên tai mưa lũ gây ra làm xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng đóng trên bề mặt khiến cho cây trồng khi canh tác trên diện tích này còi cọc và kém phát triển.

Do đó, nhờ vào các chất hữu cơ có trong phân sẽ có tác dụng làm đất tơi xốp hơn, từ đó tăng khả năng thấm thoát nước và giữ chặt các chất ở dạng ion hay các phân tử dưới dạng liên kết bền vững.

Khi phân bón hữu cơ có các nguyên liệu như rơm rạ, xác cây sẽ giúp cho việc hạn chế bề mặt đất tiếp xúc trực tiếp với dòng nước, giảm thiểu áp lực dòng chảy của nước khi trời mưa lớn và đặc biệt ở các vùng đất có địa hình dốc.

4. Làm sạch nguồn nước

Với các chất hữu cơ có trong phân bón ngoài tác dụng cung cấp dưỡng chất giúp cây trồng phát triển thì chúng còn thực hiện chức năng hút hoặc giữ lại các chất hòa tan độc hại có thành phần của nước như H2S, hoặc lượng phân bón hóa học còn tồn động sau khi được sử dụng trong quá trình chăm sóc cây trồng. Dưới tác động của nhiệt độ, kết hợp với độ ẩm, cùng các vi sinh vật có lợi trong phân bón hữu cơ sẽ thực hiện phân hủy các chất độc này thành các chất ít độc hơn hay không còn gây ra độc hại cho người và động vật.

5. Giảm sâu và bệnh hại

Trong quá trình canh tác thường xuyên và liên tục, cây trồng sinh trưởng và phát triển sẽ là môi trường sống lý tưởng với nguồn thức ăn dồi dào, hấp dẫn các loại côn trùng đến sinh sống và phá hại. Lá cây sẽ bị to và mỏng hơn nên dễ bị sâu ăn lá và các loại nấm phá hại, nếu sử dụng phân bón hóa học quá nhiều.

Ngược lại, khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp các bộ phận cành lá, cây cứng cáp hơn, lá dày, khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, do vậy cây ít bị sâu bệnh hại.

6. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Do cây phát triển cân đối thân, cành, lá, sức đề kháng của cây với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, lũ lụt, gió, ẩm, nóng, lạnh cũng tốt hơn. Môi trường đất sạch, bộ rễ cây nhiều, đâm sâu. Các loại nấm có hại cũng không có điều kiện phát sinh và lây lan. Do vậy, chúng ta sẽ rất hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng.

7. Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động và phát triển

Việc bổ sung đầy đủ phân bón hữu cơ sau mỗi vụ thu hoạch sẽ làm cho đất được tơi xốp, các chất mùn trong phân hữu cơ sẽ là thức ăn cho các loại vi sinh có ích, số lượng vi sinh vật có ích tăng đáng kể, trong khi các loại vi sinh có hại sẽ giảm.

8. Tiết kiệm nước tưới

Các chất hữu cơ có trong phân sẽ thực hiện chức năng hạn chế khả năng thoát nước và bốc hơi nước, giữ ẩm tốt cho đất. Nhiệt độ trong đất được giữ ổn định, đất sẽ không bị nóng lên đột ngột hoặc hạ nhiệt độ xuống thấp trong một thời gian ngắn.

9. Giảm lượng phân bón hóa học

Đối với đất trồng lúa, ngô, các loại cây ngũ cốc…sau khi thu hoạch, phần hạt được lấy đi, còn lại những phần con người không sử dụng được như thân, lá, lõi ngô sẽ được nghiền nát và trả lại ngay cho đất thì đất sẽ ít bị bạc màu. Việc giữ cho đất có hàm lượng mùn 5-6% cùng với bón phân hữu cơ thường xuyên, đầy đủ có thể giảm lượng phân hóa học từ 70-80% nhưng năng suất thu được vẫn cao.

10. Bảo vệ môi trường

Phân bón hữu cơ là dòng phân bón tái sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và những chất thái hữu cơ từ sinh hoạt nhà bếp. Đặc biệt khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp bà con hạn chế sử dụng phân bón hóa học và giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho mùa màng, giúp bảo vệ môi trường.

11. Tốt cho sức khỏe con người và động vật nuôi

Phân bón hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường và không làm giảm chất lượng nông sản sau khi thu hoạch. Mang đến nguồn thực phẩm sạch, không gây hại cho sức khỏe của con người và động vật.

Hiện tại ở Việt Nam đã có rất nhiều loại phân bón được lưu hành, để loại phân bón đó kinh doanh đúng quy định thì phải xin giấy phép nhập khẩu phân bón hữu cơ và công nhận lưu hành phân bón.

 

Công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.