Nhập khẩu phân bón hữu cơ

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HỮU CƠ

    Hiện nay, từ tác động của việc sử dụng phân bón hóa học một thời gian dài, tuy mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng việc đó đã vô tình làm mất đi số lượng lớn lượng hữu cơ tự nhiên vốn có trong đất làm đất bị bạc màu, thái hóa. Nhận thấy được điều đó, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc nhập khẩu và khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên như phân gà, phân chuồn, phân xanh, phân quế…..Tuy nhiên, phân bón hữu cơ nên được hiểu như thế nào? Và quy trình nhập khẩu được tiến hành ra sao?

1. Phân bón hữu cơ hữu cơ là gì:

– Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Phân bón hữu cơ là dạng phân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và đa dạng, tuy nhiên phân hữu cơ được chia thành 5 loại chính: Loại có nguồn gốc từ động vật; nguồn gốc từ thực vật; nhóm vi sinh vật; loại sinh vật biển; loại hỗ hợp. Sử dụng phân hữu cơ là một giải pháp bền vững cho nên nông nghiệp, bởi vì việc sử dụng phân hữu cơ sẽ tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất và trả lại cho đất lượng hữu cơ đã mất.

2. Điều kiện để nhập khẩu phân bón hữu cơ:

Hiện tại ở Việt Nam, trong các loại phân bón được nhập khẩu, phân hữu cơ là phân có thủ tục và quy trình dễ nhất, cũng như chi phí xin giấy phép nhập khẩu thấp nhất. Nhưng Việt Nam cũng có các quy định rõ ràng về thành phần để phân loại các nhóm phân khác nhau, Vậy để được nhập khẩu phân bón theo dạng hữu cơ thì loại phân bón đó cần phải đáp ứng các chỉ tiêu sau đây:

Loại phân bón Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị tính Mức quy định Chất chính, chỉ tiêu định lượng
Phân bón hữu cơ Hàm lượng chất hữu cơ % khối lượng chất hữu cơ >=20,0 Chất hữu cơ, hàm lượng chất hữu cơ
Tỷ lệ C/N   <12,0
Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn) % khối lượng <=30,0
pH (H2O)   >=5,0
 

3. Thủ tục nhập khẩu phân bón hữu cơ:

Trước khi được phép kinh doanh phân bón tại Việt Nam, Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục sau đây:

Xin giấy: công nhận lưu hành phân bón.

 – Nơi cấp: Cục Bảo vệ thực vật

 – Thời gian thực hiện: 03 tháng

 – Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo mẫu;

Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (CFS).

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

Sau khi có Quyết định Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu, doanh nghiệp được tiến hành nhập khẩu phân bón để kinh doanh. 

 

 

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.