STARTUP-ER HÃY LÀ NGƯỜI “NẮM ĐẰNG CÁN” KHI NHẬN VỐN ĐẦU TƯ

STARTUP-ER HÃY LÀ NGƯỜI “NẮM ĐẰNG CÁN” KHI NHẬN VỐN ĐẦU TƯ

 

Trong 2 năm qua, đến đâu dường như chúng ta đều nghe người ta nói, người ta bàn về startup. Việc này cũng tác động không ít đến tư tưởng và ý chí muốn khởi nghiệp của các bạn trẻ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu các công ty nghiên cứu thị trường và cơ quan truyền thông như CB Insights, Forbes, Fortune, từ 90% đến 95% các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) thất bại. Điểm mấu chốt dẫn đến thất bại chính là không nhận được vốn đầu tư để triển khai ý tưởng kinh doanh. Khát khao nhận được vốn đầu tư là khát khao chung của các startup-er.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện nay, có những nguồn đầu tư cơ bản cho các startup sau:

   ● Nhà đầu tư thiên thần: Đây là những khoản đầu tư đến từ người thân, bạn bè, những người có nguồn vốn nhàn rỗi và thường có mối quan hệ thân quen với các startup-er. Đúng như cái tên thiên thần của nó, khoản đầu tư này không ép buộc các startup-er phải đáp ứng các điều kiện khắc nghiệt.

   ● Các vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp: Để nhận vốn từ các vườn ươm, hay trung tâm khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải có một ý tưởng kinh doanh thuyết phục và thông thường phải tham gia vào các cuộc thi, cạnh tranh tương đối khốc liệt.

   ● Quỹ đầu tư: Quan hệ giữa các quỹ đầu tư với các startup-er là quan hệ có qua có lại và thường được ràng buộc chặt chẽ dựa trên hợp đồng.

Đành rằng có nhà đầu tư chịu đầu tư vốn để mình phát triển ý tưởng kinh doanh là cơ hội không phải ai cũng có được, tuy nhiên rút kinh nghiệm từ chuyện nhân viên Lingo khiếu nại nhà đầu tư hay gần đây là người sáng lập The KAfe ra đi sau khi nhận vốn đầu tư, đã đến lúc các starup-er phải thực sự tỉnh táo khi đàm phán, tiếp nhận các nguồn vốn từ nhà đầu tư. Thẩm định kỹ nhà đầu tư sẽ không bao giờ thừa, đồng thời cần phải nhận thức được nguồn vốn đến từ đâu, trách nhiệm pháp lý của mình đối với nguồn vốn đó ra sao (tức là phải trả cái giá cho nguồn vốn đầu tư này như thế nào?). Nếu bản thân bạn không am hiểu về pháp lý, có thể liên hệ đội ngũ luật sư của GLaw để được tư vấn, ngoài ra cũng có thể nhờ bạn bè, người quen, những người đã từng nhận vốn đầu tư họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích.

Về phía bản thân các startup-er, cần đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp, tuân thủ nghĩa vụ về thuế và các chấp thuận pháp lý cần thiết. Cần xem xét tính pháp lý của các ngành nghề mới, bất kể tự sáng tạo hay đưa từ nước ngoài về Việt Nam.
TRƯỚC HẾT PHẢI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP để triển khai hoạt động kinh doanh, muốn kinh doanh hợp pháp thì phải có pháp nhân, đừng đợi đến khi đang hoạt động “ngon lành” thì bị cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế tìm đến với những khoản phạt sẽ làm xấu đi hình ảnh dự án của bạn trong mắt nhà đầu tư. Từ phía nhà đầu tư, khi đầu tư cho bạn họ cũng rất quan tâm đến việc tuân thủ pháp luật về kinh doanh của bạn như thế nào, trước hết là bạn có pháp nhân hay chưa?

Hãy liên hệ với chúng tôi, đội ngũ luật sư của GLaw sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp cũng như tư vấn các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong khi đàm phán việc tiếp nhận vốn đầu tư nhằm hạn chế các rủi ro trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

GLaw là công ty luật chuyên tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý cho cá nhân và tổ chức đang định thành lập công ty Việt Nam, chúng tôi cung câp các Dịch vụ thành lập công ty. Để được luật sư tư vấn miễn phí vui lòng đặt lịch hẹn tại hotline: 0945.929.727 hoặc qua email: info@glawvn.com