Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng

QUY ĐỊNH VỀ MỨC PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng như thế nào? Phân biệt chế tài trong thương mại và dân sự như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

I. Phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định vì vi phạm hợp đồng. Mục đích của việc xây dựng chế tài này là để răn để, phòng ngừa vi phạm. Và giáo dục ya thức tuân thủ, chấp hành những cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng và trừng phạt bên có vi phạm hợp đồng.

II. Điều kiện áp dụng:

Điểm khác biệt của loại chế tài này so với những loại chế tài khác như: Buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng,… là loại chế tài này chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận.

Bên cạnh điều kiện phải được xác lập trong thỏa thuận, để có thể áp dụng trên thực tế loại chế tài này thì bên yêu cầu áp dụng phải chứng minh được những yếu tố sau:

  • Thiệt hại trên thực tế.
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân gây thiệt hại.
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng.

III. Mức phạt cho vi phạm hợp đồng:

Khác vơi hình phạt trong vi phạm nhân sự,luật thương mại kiểm soát tối đa không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm. Bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận về mức phạt việc vi phạm. Và phải tuân thể qui định về mức phạt tối đa.

Ngoại lệ đối với việc kinh doanh dịch vụ giám định.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu phạt nếu:

  • Nếu cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý thì phải chịu tiền phạt cho khách. Với mức phạt không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
  • Nếu cấp chứng minh thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì cần phải bồi thường thiệt hại bị phát sinh cho khách trực tiếp yêu cầu giám định.

IV. Những biện pháp chế tài khác được áp dụng cùng với phạt vi phạm:

Các chế tài khác ngoài việc phạt vi phạm như:

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng:

  • Ngoài trường hợp có thỏa thuận khác, trong khoảng thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng theo hợp đồng, bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng những chế tài khác.
  • Nếu bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện theo đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm đã ấn định. Bên vi phạm được áp dụng những chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng.

2. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

Ngoại trừ trường hợp luật có những qui định khác:

  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì phía bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì phía bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm và buộc phải bồi thường thiệt hại.

V. Phân biệt chế tài phạt vi phạm trong thương mại và dân sự:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật thương mại: Điều 300 luật thương mại 2005

Bộ luật dân sự: Khoản 1 Điều 418 bộ luật dân sự 2015

2. Đối tượng áp dụng:

Luật thương mại: Quan hệ hợp đồng thương mại.

Bộ luật dân sự: Quan hệ dân sự.

3. Mức phạt vi phạm:

Luật thương mại: Không quá 8% nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Bộ luật dân sự: Do các bên thỏa thuận.

4. Quan hệ với chế tài bồi thường thiệt hại:

Luật thương mại:

– Không có thỏa thuận phạt vi phạm thì chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;

– Có thỏa thuận phạt vi phạm thì có thể áp dụng cả hai chế tài.

Bộ luật dân sự:

– Bên vi phạm có thể chỉ chịu hình thức chế tài phạt vi phạm hoặc đồng thời hai chế tài nếu các bên có thỏa thuận;

– Nếu không có thỏa thuận về việc chịu đồng thời 2 loại chế tài thì chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm.

 

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com