Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh 2020

HỆ THỐNG MÃ NGÀNH KINH DOANH 2020

 

Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh mới nhất được ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018, chính thức được áp dụng kể từ ngày 20/08/2018 trong thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Quyết định này thay thế cho danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam cũ được ban hành theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg.

Danh mục mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2020 được ban hành theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13. Trong đó có 20 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được gỡ bỏ kể từ 01/01/2017. Một số ngành nghề thông dụng được xóa bỏ như ngành nghề số 118: Dịch vụ tổ chức học thêm, dạy thêm, kinh doanh dịch vụ lập, thẩm tra xây dựng các dự án đầu tư xây dựng.

Dưới đây là link danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cập nhật mới nhất:

https://drive.google.com/file/d/1tvRX3qsZM47AkJYbuJXuZl1n27GGpVmi/view?usp=sharing

1. Cách tra cứu mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp

Ở thời điểm hiện tại, để tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh có hai cách thông dụng:

  • Tra cứu tại cổng thông tin điện tử quốc gia.
  • Tra cứu tại phụ lục I quyết định 27/2018/QĐ-TTg trong hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Trong đó, thay vì như trước đây Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành một quyết định riêng hướng dẫn nội dung chi tiết thì hiện nay tại Phục lục II của quyết định 28 nội dung hoạt động chi tiết của từng mã ngành đã được ghi nhận luôn.

Cần xem kỹ nội dung chi tiết tại phụ lục II quyết định số 27/2018/QĐ-TTg trong trường hợp những ngành nghề có tên mã ngành thể hiện không đầy đủ, rõ ràng nội dung hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành có thể sẽ gặp một số vướng mắc sau đây:

  • Vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO nên khó áp ngành nghề cho các công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Đối với một số ngành nghề phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải liệt kê chi tiết nội dung hoạt động kinh doanh vì mã ngành kinh doanh cấp 4 khá chung chung.
  • Trong mã ngành có một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết như: Buôn bán thiết bị ngành khí, buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Có một số ngành nghề kinh doanh ghi theo giấy phép con, chứng chỉ hành nghề nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.

2. Ghi ngành nghề kinh doanh công ty như thế nào cho chuyên nghiệp?

Dưới đây là một số lưu ý khi ghi ngành nghề kinh doanh cho công ty giúp đối tác xác định đúng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, soạn thảo ngành nghề kinh doanh công ty một cách chuyên nghiệp giúp đối tác đánh giá doanh nghiệp tốt hơn.

  • Để có thể đăng ký đủ các ngành nghề cần có khi xin giấy phép con, doanh nghiệp cần xác định rõ các loại giấy phép con cần xin như: trật tự an ninh, website,…
  • Bên cạnh việc thể hiện lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, việc đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác để nhận thấy cũng là việc hết sức quan trọng.
  • Với thủ tục đăng ký kinh doanh online doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

3. Ngành nghề kinh doanh chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò gì?

Đối tác, khách hàng nhận biết lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng thông qua ngành nghề kinh doanh chính, có thể hiểu ngành nghề kinh doanh chính có vai trò giới thiệu doanh nghiệp đến đối tác, khách hàng.

Ngoài ra, nó còn là căn cứ để chi cụ thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.

a. Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh chính:

Điền ngành nghề chính cần đăng ký cho doanh nghiệp vào phần thông tin thuế trên bản giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc ở phần cuối của thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp luôn có mục ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh chính được điều chính cập nhật sau khi được thông qua bởi phòng đăng ký kinh doanh.

b. Có nộp trực tiếp hồ sơ thay đổi ngành nghề tại phòng đăng ký kinh doanh được không?

Hiện tại, bắt buộc thực hiện nộp hồ sơ bằng hình thức online qua cổng thông tin điện tử quốc gia toàn bộ nội dung thay đổi trên giấy chứng nhận doanh nghiệp như thay đổi ngành nghề, chuyển nhượng cổ phần. Chỉ chấp nhận cho doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi nhiều nội dung cùng lúc.

c. Đăng ký sai ngành nghề kinh doanh có sao không?

Việc đăng ký sai ngành nghề kinh doanh không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình hoạt động kinh doanh đa ngành nghề đang dần phổ biến trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Mô hình đa ngành nghề này cũng được phần lớn các nhà đầu tư lựa chọn trong quá trình thực hiện thủ tục mở công ty.

Trên đây là những thông tin về hệ thống mã ngành kinh doanh 2020 được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

 

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com