Doanh nghiêp là gì? Các loại hình doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 

Dựa trên phương diện lý thuyết thuật ngữ “doanh nghiệp” có khá nhiều cách hiểu vì tùy thuộc vào góc độ tiếp cận ở góc độ nào thì sẽ có khái niệm doanh nghiệp ở góc độ đó. Những thắc mắc về khái niệm doanh nghiệp là gì? Có các loại hình doanh nghiệp nào trên thực tế? Đều sẽ được GLaw giải đáp qua bài viết dưới đây.

I. Doanh nghiệp là gì?

Theo mục 7 điều 1 chương 1 Luật doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp được định nghĩa là một tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản riêng, trụ sở giao dịch ổn định và được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Các doanh nghiệp hiện nay đều có quá trình kinh doanh liên tục, một số hay toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường với mục tiêu sinh lợi nhuận. Như vậy các doanh nghiệp được xem là tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên, trên thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn vì mục đich sinh lợi.

II. Phân loại các loại hình doanh nghiệp

Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trên thị trường hiện nay. Các loại hình doanh nghiệp được phân chia một cách phù hợp tùy theo góc độ được đánh giá. Xét theo bản chất kinh tế của chủ sở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp là:

1. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation):

Ở Việt Nam, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Đây là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty có trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty cổ phần (Joint Stock Company):

Là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty là 3 và không giới hạn số lượng thành viên cổ đông được thêm vào như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh thành công và có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.

a. Ưu điểm:

Phạm vi đối tượng tham gia và các hoạt động của công ty khá rộng rãi và không bị giới hạn.

Thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để thực hiện huy động vốn.

Có tư cách pháp nhân rõ ràng.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.

b. Hạn chế:

Chịu sự kiểm soát và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật đặc biệt là các chế độ tài chính, kế toán hơn các loại hình khác.

Phức tạp trong vấn đề quản lý, điều hành do số lượng thành viên đông, có thể phân hóa thành nhiều nhóm đối kháng lợi ích.

Tiềm ẩn nguy cơ bị thôn tính bởi người khác/công ty khác.

3. Doanh nghiệp hợp danh (Partnership):

Doanh nghiệp hợp danh được hiểu là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng thực hiện kinh doanh dưới một cái tên chung. Các thành viên hợp danh là những cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và các nghĩa vụ của công ty theo quy định của pháp luật.

a. Ưu điểm:

Bên cạnh thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn.

So với các loại hình doanh nghiệp khác việc điều hành công ty không quá phức tạp.

Công ty có tư cách pháp nhân rõ ràng.

b. Hạn chế:

Không có quyền phát hành cổ phiếu do đó bị hạn chế trong vấn đề huy động vốn.

Gặp khó khăn trong vấn đề kinh hướng phát triển chung của công ty do mọi thành viên đều có quyền quản lý công ty như nhau. Dễ xảy ra tranh chấp nếu không có sự thống nhất khi đưa ra các quyết định.

Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân về các nghĩa vụ công ty.

4. Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship):

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp được làm chủ bởi 1 cá nhân, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Theo quy đinh mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

a. Ưu điểm:

Vì chỉ có 1 chủ sở hữu nên có toàn quyền quyết định mọi vấn đề quản lý và định hướng các hoạt động của công ty.

So với các loại hình doanh nghiệp khác doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự ràng buộc của pháp luật.

b. Hạn chế:

Không được phép phát hành cổ phiếu nên gặp nhiều hạn chế trong việc thực hiện huy động vốn cho doanh nghiệp.

Không có tư cách pháp nhân.

Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân về các nghĩa vụ phải thực hiện của doanh nghiệp.

* Xét trên khía cạnh chế độ trách nhiệm thì doanh nghiệp được chia thành 2 loại sau:

  • Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn:

Đối với loại hình này, chủ sở hữu doanh nghiệp có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tài sản cá nhân trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện tài chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Có 2 loại hình được xem là doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn hiện nay ở nước ta đó là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

  • Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn:

Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh không thực hiện đăng ký lại theo nghị định 101/2006/NĐ-CP.

Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp. Có thể hiểu rằng nếu số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ thay doanh nghiệp trả nợ.

 

Trên đây là thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Công ty luật Glaw Vietnam về thuật ngữ doanh nghiệp là gì và phân loại loại hình doanh  nghiệp dựa trên những khía cạnh, phương diện khác nhay. Hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong vấn đề thành lập doanh nghiệp.    

 

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: [email protected]