Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển, mở rộng thị trường tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ và tiếp cận công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, không phải tất cả ngành nghề kinh doanh đều được Nhà nước cho phép và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài.
Trong phạm vi bài viết này, GLAW sẽ cung cấp những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và những ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Nhà đầu tư không được đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề sau đây:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan như: Kinh doanh các chất ma tuý; Kinh doanh các loại hoá chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với những ngành nghề cấm đầu tư được liệt kê ở trên, Nhà đầu tư không được đầu tư kinh doanh dưới bất cứ hình thức nào.
Nhà đầu tư được phép đầu tư ra nước ngoài các ngành nghề dưới đây nhưng phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật liên quan. Cụ thể:
Thứ nhất, lĩnh vực ngân hàng: việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
Thứ hai, lĩnh vực bảo hiểm: Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
Thứ ba, lĩnh vực chứng khoán: Việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
Thứ tư, lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình: Nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.
Thứ năm, lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
Sau khi đáp ứng các điều kiện được nêu ở trên, Nhà đầu tư sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thành phần hồ sơ, cần đính kèm các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh về việc Nhà đầu tư đã đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài như đã trình bày.
GLaw Vietnam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Làm giấy phép kinh doanh
Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com
Hiện nay, mô hình kinh doanh khóa học online và coaching đang được nhiều người thực hiện do nhu ...
Công ty IT thực hiện sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp ...
Trước sự phát triển của công nghệ, sản phẩm phần mềm ngày càng đa dạng để phục vụ trong ...
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công ...
Hiện nay, ngành nghề lập trình phần mềm hay còn gọi là ngành IT đang là ngành nghề khuyến ...