CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT
NHỰA, BAO BÌ TẠI VIỆT NAM
Ngành công nghiệp nhựa là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp quốc gia và hiện đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Ngành nhựa Việt Nam còn khá non trẻ so với các ngành công nghiệp khác nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-18%/năm. Trong đó, việc đầu tư vào các dự án kinh doanh sản xuất nhựa, hạt nhựa cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhựa trong nước hay sản xuất bao bì nhựa đang được các cá nhân, tổ chức quan tâm. Chỉ riêng đối với ngành sản xuất bao bì nhựa cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng, thu hút đầu tư khi mà ngành sản xuất bao bì nhựa là các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành hàng tiêu dùng, trong đó có thực phẩm đóng gói, đồ uống đóng hộp, đóng chai. Đó là lý do ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh lĩnh vực này. Để thành lập các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nhựa, bao bì nhựa tại Việt Nam thì cần thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành
Mặc dù, Kinh doanh sản xuất nhựa, bao bì nhựa không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện Theo Phụ lục 04, Luật Đầu tư 2014 các cá nhân, tổ chức có thể tự do thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nhựa, bao bì nhựa tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nhựa, bao bì nhựa sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực tới môi trường, con người cũng như cảnh quan khu vực. Do đó, trước khi triển khai dự án sản xuất nhựa, bao bì nhựa phải chú trọng đến bước lập hồ sơ môi trường.
(Hình ảnh minh họa trên internet)
Lập hồ sơ môi trường
Mục 87 Phụ lục, Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định về dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa thì các dự án xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa, hạt nhựa công suất từ 1000 tấn sản phẩm/năm trở lên thì phải Đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Ngược lại, dự án có công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm thì lập Kế hoạch bảo vệ môi trường (KH BVMT).
1. Đối với Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án thì hồ sơ gồm:
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất;
- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư hoặc thuyết minh kinh tế kỹ thuật của dự án;
- Quyết định quy hoạch 1/500;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải);
- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối ra cống);
- Hồ sơ thiết kế các hạng mục bảo vệ môi trường (bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải);
- Chủ trương cho phép thực hiện dự án/ giấy thỏa thuận địa điểm
- Cung cấp các tài liệu liên quan đến dự án như: Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình chính, hệ thống điện , hệ thống cấp nước, PCCC,…
2. Đối với Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án “Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa” thì hồ sơ cần có:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư;
- Hợp đồng thuê đất, nhà xưởng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Phương án sản xuất kinh doanh hay báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật, báo cáo dự án đầu tư hay tài liệu tương đương cho dự án;
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy và bản vẽ phân khu chức năng (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải), bản vẽ xác định vị trí xây dựng có tọa độ mốc ranh giới;
- Bản vẽ mặt bằng cấp nước, mặt bằng thoát nước mưa, thoát nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN);
- Bản vẽ + thuyết minh kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải, khí thải (nếu có);
- Chi tiết vốn đầu tư cho dự án (bao gồm chi phí xây dựng, chi phí lắp đặt máy móc thiết bị bổ sung, chi phí dự phòng….);
Công bố hợp quy đối với sản xuất bao bì nhựa phụ trợ ngành công nghiệp thực phẩm
Đối với sản xuất bao bì nhựa thì những loại bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nếu đã có Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì bắt buộc phải công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường (Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm)
Hiện nay, theo như quy định pháp luật thì các loại bao bì đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau đây bắt buộc phải tự công bố trước khi đưa ra thị trường :
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su– QCVN 12-2:2011/BYT
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp– QCVN 12-1:2011/BYT
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại– QCVN 12-3:2011/BYT
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng thủy tinh và gốm sứ – QCVN 12-4:2015/BYT
- Các bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì doanh nghiệp phải làm thủ tục Tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ công bố hợp quy bao bì chứa đựng thực phẩm bao gồm
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy.
-
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm sản xuất trong nước thì doanh nghiệp đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y Tế).
-
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì doanh nghiệp đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế).
Để nhận được hướng dẫn chi tiết và tư vấn trực tiếp về các vấn đề pháp lý và các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nhựa, bao bì nhựa thì các cá nhân, tổ chức vui lòng liên hệ với GLaw.
GLaw Vietnam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
– Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
– Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
– Làm giấy phép kinh doanh
Hotline: 0945 929 727
Email: [email protected]