Các Công Việc Doanh Nghiệp Cần Phải Làm Khi Thực Hiện Giải Thể Công Ty

TỔNG HỢP CÁC CÔNG VIỆC DOANH NGHIỆP PHẢI THỰC HIỆN KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

 

     Trên thực tế hoạt động, khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả các chủ doanh nghiệp thường đưa ra lựa chọn giải thể doanh nghiệp để tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài. Tuy nhiên, việc giải thể công ty cũng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật. Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp có hai trường hợp được phép giải thể là giải thể bắt buộc và giải thể tự nguyện tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

CÁC CÔNG VIỆC DOANH NGHIỆP PHẢI THỰC HIỆN KHI GIẢI THỂ

Bước 1: Chấm dứt tất cả hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh khác (nếu có)

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh,văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh khác;
  • Quyết định của của Hội đồng quản trị về chấm dứt hoạt động chi nhánh;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;  
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  • Con dấu của chi nhánh (nếu có);
  • Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. 
  • Những hồ sơ này bạn tiến hành nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

 

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản công ty

Thành lập hội đồng thanh ký tài sản

  • Thành lập hội đồng thanh lý tài sản, bao gồm các thành viên trong công ty và trường hợp cần thiết cần có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn liên quan đến tài sản cần thanh lý.
  • Hội đồng thanh lý tài sản có nhiệm vụ thống kê lại số lượng, phân loại tài sản, thu thập các giấy tờ, hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến tài sản; đồng thời, kiểm tra đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, từ đó xác định giá trị tài sản. Và tổ chức, thực hiện việc thanh lý tài sản.

 

Kiểm tra, đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản

  • Để đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, hội đồng thanh lý có thể dựa trên các yếu tố như: sổ theo dõi chế độ bảo hành, những hỏng hóc gặp phải trong quá trình sử dụng và số lần bảo trì, sửa chữa tài sản; mức độ tiêu hao nhiên liệu; và mức độ cần thiết của tài sản đó.
  • Dựa trên đánh giá chất lượng còn lại, Hội đồng thanh lý cần xác định giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, lựa chọn hình thức thanh lý đối với từng loại tài sản.
  • Trường hợp việc xác định giá trị tài sản quá phức tạp, Hội đồng thanh lý không đủ khả năng hoặc thời gian để thực hiện thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá tài sản thực hiện việc thẩm định giá tài sản.
  • Hình thức thanh lý có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau tùy thuộc loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu, và nguồn vốn tạo lập tài sản:
  • Bán chỉ định, hoặc thông báo bán công khai;
  • Bán đấu giá tài sản.

 

Bán tài sản

  • Tùy từng loại tài sản cũng như hình thức bán tài sản cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tương ứng: luật doanh nghiệp, luật dân sự, luật thương mại và luật đấu giá tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản có thể thành tập tổ bán tài sản, hoặc thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trường hợp thực hiện bán đấu giá tài sản.
  • Lưu ý, Việc mua bán tài sản doanh nghiệp cần phải được lập thành hợp đồng mua bán, và có xuất hóa đơn.

 

Bước 3: Lên kế hoạch thanh toán công nợ

  • Phải thu đối với khách hàng và phải trả đối với nhà cung cấp, nhân viên để thu nhập xác nhận công nợ (hết nợ)

 

Bước 4: Xử lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho đó giải quyết như sau:

  • Nếu hàng hóa là do thành viên góp vốn thì trả lại cho thành viên theo tỷ lệ như điều lệ.
  • Nếu hàng tồn kho do mua vào từ vốn lưu động thì phải xuất hóa đơn GTGT và chú ý giá bán ko thấp hơn 20% giá vốn hàng bán.(phải xuất hóa đơn GTGT)
  • Lên cục thuế mua lại hoá đơn để xuất hết phần hàng tồn kho

 

Bước 5: Kế toán

  • Làm số sách công ty, báo cáo đầy đủ
  • Xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu.
  • Thiết lập các sổ kế toán cho việc giải thể dưới sự kiểm soát của hội đồng các thành viên và các quan sát viên (nếu có)
  • Mở một tài khoản đặc thù là “Kết quả giải thể” để tổng hợp thu nhập, chi phí bất thường phát sinh do việc giải thể.

 

Bước 6: Thông qua quyết định giải thể công ty

Nội dung cơ bản của quyết định giải thể doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Quyết định giải thể công ty
  • Lý do giải thể
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết
  • Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ
  • Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
  • Việc thanh lý tài sản
  • Người thực hiện thủ tục giải thể (đại diện pháp luật)

 

CÁC BƯỚC CẦN LƯU Ý ĐỐI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bước 7: Thông báo cho người lao động

  • Trao đổi với người lao động về tình hình công ty
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  • Báo trước cho người lao động theo khoản 2 Điều 38 Bộ Luật lao động 2012

 

Bước 8: Thanh toán nợ 

  • Thanh toán tiền lương
  • Trợ cấp thôi việc (người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho thời gian làm việc mà người sử dụng lao động  và người lao động không phải tham gia hoặc không đủ điều kiện tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.)
  • Trợ cấp thất nghiệp
  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm thất nghiệp (gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm) và các quyền lợi khác của người lao động

 

Bước 9: Trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác có liên quan mà công ty đang giữ

  • Thực hiện thủ tục chốt quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động tại công ty

 

CÁC LƯU Ý VỚI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bước 10: Báo giảm lao động

  • Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động:
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
  • Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hơp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)
  • Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)
  • Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

 

Bước 11: Quyết toán bảo hiểm xã hội

  • Thanh toán hết tiền BHXH, BHYT, BHTN, nộp hồ sơ thanh toán các chế độ BHXH (nếu có) và lập hồ sơ chốt sổ BHXH để chốt sổ BHXH cho người lao động, xác nhận không còn nợ Bảo hiểm xã hội.
  • Nộp hồ sơ báo chốt BH

 

CÁC LƯU Ý VỚI NHÀ CUNG CẤP

Bước 12: Thông báo cho nhà cung cấp

  • Thanh toán công nợ phải trả
  • Gửi công văn giải trình yêu cầu thỏa thuận thanh lý và chấm dứt hợp đồng

 

CÁC LƯU Ý VỚI KHÁCH HÀNG

Bước 13: Thông báo cho khách hàng

  • Thanh toán công nợ phải thu
  • Gửi công văn giải trình yêu cầu thỏa thuận thanh lý và chấm dứt hợp đồng

 

ĐỐI VỚI CƠ QUAN THUẾ

Bước 14: Báo cáo quyết toán thuế

  • Hoàn thiện sổ sách kế toàn, hồ sơ quyết toán

 

Bước 15: Gửi công văn tới cơ quan thuế

  • Đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

 

ĐỐI VỚI CÔNG AN

Bước 16: Trả con dấu (nếu con dấu được Công an cấp)

  • Tiến hành làm thủ tục trả con dấu để có được xác nhận của Công an đã trả con dấu;

 

ĐỐI VỚI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Bước 17: Trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

 

ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG

Bước 18: Xin xác nhận Ngân hàng

  • Xin xác nhận Ngân hàng là không có nợ Ngân hàng nếu đã mở tài khoản tại Ngân hàng đó

 

ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC

Bước 19: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

  • Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com