7 mẫu hợp đồng kinh tế thông dụng nhất

7 MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ THÔNG DỤNG NHẤT

Hiện nay, đa số các công ty nước ngoài đều rất chú trọng việc soạn thảo các mẫu hợp đồng kinh tế sao cho đúng chuẩn, tuy nhiên các công ty Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến loại hợp đồng này. Vì vậy, trong phạm vi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những mẫu hợp đồng kinh tế thông dụng và những thông tin quan trọng liên quan đến các mẫu hợp đồng kinh tế này.

I . Các mẫu hợp đồng kinh tế thông dụng:

1. Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa:

https://drive.google.com/file/d/1BBJkRBOOKwcH6YCt6BR6AC4pOpd0EBqt/view?usp=sharing

2. Mẫu hợp đồng kinh tế giao nhận thầu và xây dựng công trình:

https://drive.google.com/file/d/1vi6aw6TYjLXOQ7K01ion7sMxlHb_MnoB/view?usp=sharing

3. Mẫu hợp đồng kinh tế thuê thiết bị thi công:

https://drive.google.com/file/d/1xaM72OzmRJ6zrVz3SPDN1sDcSfg7ovxl/view?usp=sharing

4. Mẫu hợp đồng kinh tế dịch vụ:

https://drive.google.com/file/d/15H8ZPyePf5OUvmLJe9W6-eXxoh0dQiZp/view?usp=sharing

5. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa:

https://drive.google.com/file/d/1pSpNQcUClHxDl-2fPU4_cRk9A_82Noqd/view?usp=sharing

6. Mẫu hợp đồng thi công công trình trọn gói:

https://drive.google.com/file/d/1V3R45oRenByqh_9BzX8r8KPIRTZhnzWh/view?usp=sharing

7. Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán thiết bị:

https://drive.google.com/file/d/17ZzCaKl9j7oIzpln5ECNvyU6KSY1DIPY/view?usp=sharing

II. Mẫu hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế hay còn được gọi là hợp đồng thương mại được xem là một sự thỏa thuận và đồng ý trên các giấy tờ và văn bản giữa hai bên hoặc nhiều bên hợp tác khác nhau liên quan đến vấn đề về vấn đề thực hiện quá trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu hoặc trao đổi hàng hóa,… với mục đích chung là thương mại.

Hiểu theo cách khác thì các mẫu hợp đồng kinh tế có vai trò và chức năng như bên trung gian làm cầu nối liên kết quan hệ hợp tác làm ăn giữa các bên chủ thể là thương nhân trong khuôn khổ thương trường kinh tế. Hay có thể nói phần lớn những người đang làm kinh doanh đều đã làm việc với các bản hợp đồng kinh tế hay ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác kinh doanh.

III. Mẫu hợp đồng kinh tế cần có những nội dung cơ bản gì?

Mẫu hợp đồng kinh tế là văn bản có vai trò quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp. Do đó, một mẫu hợp đồng kinh tế tuân thủ theo đúng quy cách và quy định thì cần phải có đầy đủ nội dung. Ngoài ra, khi soạn thảo hợp đồng kinh tế cần lưu ý cách viết nội dung sao cho rõ ràng và chính xác, có thể liệt kê ra được những quy định và điều khoản, cam kết và quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Một mẫu hợp đồng có hiệu lực cần đảm bảo đầy đủ những thông tin dưới đây:

  • Tên hợp đồng: Khi soạn thảo hợp đồng cần có tên hợp đồng do hợp đồng kinh tế có nhiều loại khác nhau.
  • Ngày tháng năm: Chính là ngày tháng năm tiến hành buổi ký kết hợp đồng giữa các bên.
  • Chủ thể của hợp đồng: Cần ghi đầy đủ họ tên của cả bên mua và bên bán, khách hàng hay các bên cung cấp sản phẩm (Tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp)
  • Các đối tượng của hợp đồng kinh tế.
  • Người đại diện: Là người đại diện về mặt pháp lý, thường là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng hay là người được ủy quyền ký hợp đồng.
  • Hàng hóa: Cần ghi chính xác, rõ ràng trên hợp đồng những thông tin như tên gọi loại hàng hóa, mẫu mã, số lượng, chủng loại, chất lượng, trọng lượng, màu sắc, kích cỡ, giá trị (đã tính thuế hoặc chưa), các loại chứng từ liên quan đến hàng hóa (như: hướng dẫn sử dụng, bảo hành, hợp đồng), cài đặt, phụ kiện,…
  • Giao hàng: Thông tin về thời gian và thời điểm nhận hàng, phí vận chuyển cần được ghi rõ ràng.
  • Thanh toán: Cần có những thông tin cần thiết về phương thức thanh toán, đặt cọc, chiết khấu, thòi hạn thanh toán.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế: Ghi rõ mức phạt, mức bồi thường và trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng. Nếu một trong hai bên không tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng thì cần phải thực hiện các điều trên.
  • Thời gian, địa điểm và cách thức thực hiện mẫu hợp đồng: Thời hạn thanh lý hợp đồng gồm tất cả hiệu lực của hợp đồng.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp: Kiện tụng khi xảy ra bất kỳ tranh chấp nào xảy ra giữa các bên.

IV. Quy trình soạn thảo các mẫu hợp đồng kinh tế:

Để soạn thảo được các mẫu hợp đồng kinh tế đúng quy định, đúng quy cách không phải điều đơn giản mà nó đòi hỏi bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng. Dưới đây là quy trình và một số lưu ý khi soạn thảo mẫu hợp đồng kinh tế.

Các bước cơ bản trong quy trình  soạn thảo hợp đồng kinh tế bạn cần biết:

Bước 1: Soạn bản dự thảo hợp đồng kinh tế.

Bước 2: Thực hiện trao đổi, đàm phán và sửa đổi dự thảo hợp đồng.

Bước 3: Hoàn thành hợp đồng và tiến hành ký kết giữa các bên tham gia.

Trong thực tế, người soạn thảo hợp đồng thường chia các vấn đề ra những điều khoản hoặc danh mục theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn để có thể soạn được mẫu hợp đồng kinh tế với nội dung đầy đủ và điều khoản rõ ràng, dễ hiểu.

V. Một số lưu ý khi soạn thảo mẫu hợp đồng kinh tế:

Trước các buổi đàm phán, việc soạn thảo dự thảo mẫu hợp đồng là vô cùng quan trọng. Nó có vai trò như một bản kế hoạch cụ thể để đàm phán, nếu có được bản dự thảo hợp đồng tốt thì bạn đã có được hơn ½ tỷ lệ thành công khi thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi ký hợp đồng bạn cần phải nắm rõ những kỹ năng cần thiết và những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng kinh tế.

1. Công đoạn soạn thảo hợp đồng:

Công đoạn soạn thảo hợp đồng có mục đích giúp văn bản hóa những điều mà doanh nghiệp muốn có được, giúp đưa ra những điều khoản hợp đồng với bên đối tác để mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để bên đối tác có thể chấp nhận được mẫu hợp đồng kinh tế này thì doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp được những điều mà họ muốn có trong bản hợp đồng mà vẫn trong khuôn khổ hai bên cùng có lợi.

2. Tìm hiểu về quy định của luật hợp đồng kinh tế:

Chỉ khi có sự cam kết của các bên tham gia thì những mẫu kinh tế mới thực sự có hiệu lực. Nếu một bên vi phạm các điều khoản trong quá trình thực hiện hợp đồng thì sẽ giải quyết dựa trên quy định của pháp luật. Vì vây để tránh những rủi ro không mong muốn, trước khi kí bất kỳ mẫu hợp đồng kinh tế nào thì hai bên tham gia đều phải tìm hiểu thật kỹ các quy định về luật và các quy định soạn thảo để có thể cùng nhau trao đổi và thống nhất.

Bên cạnh đó, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng kinh tế nếu có phát sinh những sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản đã được cả hai bên đồng ý thì có thể sử dụng thêm các mẫu phục lục của hợp đồng kinh tế để giúp hợp thức hóa những điều khoản bổ sung.

3. Lựa chọn bộ luật để áp dụng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng:

Những mẫu hợp đồng kinh tế được ký kết với các công ty nước ngoài thì các bên tham gia cần trao đổi và lựa chọn bộ luật để áp dụng khi xảy ra những tranh chấp cần phải giải quyết, nên quan tâm đến các bộ luật quốc tế. Đây là lưu ý quan trọng, giúp doanh nghiệp tránh những thiệt thòi do việc thiếu hiểu biết về luật pháp nước ngoài hay luật pháp quốc tế.

Việc nắm rõ những lưu ý quan trọng khi soạn thảo các mẫu hợp đồng kinh tế sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết và kinh nghiệm để có được những mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn nhất.

 

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com