7 các cách đặt tên công ty phổ biến nhất

7 CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY PHỔ BIẾN NHẤT

 

   Trước khi bắt đầu các thủ tục thành lập công ty thì việc đặt tên cho công ty luôn là một lựa chọn khó khăn đối với các nhà sáng lập. Đặt tên như thế nào để vừa hay, vừa có ý nghĩa, dễ nhớ và gây ấn tượng với khách hàng. Bên cạnh đó tên công ty cũng đóng vai trò quan trong trong việc phát triển thương hiệu lâu dài. Thực tế có rất nhiều cách để đặt tên công ty, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ đem đến 7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất

1. Đặt tên công ty theo tên cá nhân

Đây là lựa chọn phổ biến của hầu hết các nhà sáng lập khi họ thành lập công ty với mong muốn tài sản gắn liền với tên họ của mình. Trên thế giới cũng có rất nhiều thương hiệu sử dụng tên cá nhân như: Dell, Mc Donald, Chanel, Branson,…

Tuy nhiên, đặt tên công ty theo tên cá nhân là sự lựa chọn phổ biến nhất của hầu hết các doanh nghiệp cho nên rất dễ xảy ra sự trùng lặp và thường ít gây ấn tượng cho khách hàng. Do đó nên cân nhắc và kiểm tra kĩ trước khi sử dụng cách này để đặt tên công ty

2. Đặt tên công ty theo địa danh

Đây là cách đặt tên truyền thống thể hiện tính địa phương của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát huy thế mạnh của mình tại địa phương đang hoạt động kinh doanh hoặc trường hợp sản phẩm dịch vụ sẽ được đánh giá cao nếu có nguồn gốc, xuất xứ tại địa phương này. Một số tên công ty đặt theo phương pháp này như: Bia Sài Gòn, Kẹo dừa Bến Tre, Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên …

Cách đặt tên này vẫn có chỗ đứng nhất định trong cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, và đặc biệt hữu dụng với công ty kinh doanh đặc sản địa phương như chè, bánh đậu xanh, gốm sứ, tơ lụa, nước mắm,… Một số doanh nghiệp liên doanh sản xuất, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị từ các thị trường nổi tiếng cũng tranh thủ phương pháp đặt tên này để tạo lòng tin nơi người tiêu dùng như: Thép Việt Nhật, Thép Việt Ý, FuJiVietnam,…

3. Đặt tên công ty từ những từ viết tắt

Phương án đặt tên này rất phổ biến trên thị trường. Những cái tên viết tắt như KFC, BBQ, LG, HP, BP, LV,… đã trở nên thân thuộc và được yêu mến trên toàn cầu.

Cách thức đặt tên này rất ngắn gọn và tiện sử dụng trong giao dịch thương mại. Trong một số trường hợp, từ những tên viết tắt được sử dụng trong văn bản đăng ký kinh doanh, nó đã trở thành tên pháp lý chính thức sau một thời gian dài sử dụng & được công chúng đón nhận.

4. Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh

Đây là phương án khá phổ biến mà các doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên công ty. Đặt tên theo ngành nghề ngay lập tức sẽ gọi tên sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để giới thiệu-chào bán với khách hàng. Tuy nhiên, đặt tên theo cách này chỉ hiệu quả khi ngành nghề này còn mới và ít đối thủ cạnh tranh. Trường hợp ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ không phân biệt được công ty nào là công ty nào. Chẳng hạn; Khách hầng có thể sẽ biết Vinamilk, TH True milk, Dalat milk nhưng sẽ không phân biệt được những công ty mới như abcmilk hay xyzmilk

5. Đặt tên công ty gợi liên tưởng

Hiện nay, phương pháp đặt tên công ty này được nhiều doanh nghiệp yêu thích. Tên liên tưởng tạp ra sự khác biệt đáng kể cho doanh nghiệp trong hằng hà sa các thương hiệu cùng ngành.

Đặt tên liên tưởng có thể hàm ý sự may mắn, thành công, khẳng định vai trò, vị thế, khát vọng, niềm tin, giá trị cốt lõi, triết lý của doanh nghiệp. Công chúng có thể nhận ra giá trị lõi mà thương hiệu theo đuổi chỉ dựa vào 1 cái tên.

Những tên loại này thường được đặt theo:

  • Gợi lên sự may mắn, thành công: Nhà đất Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Phúc Thịnh, Thành Đạt …
  • Gợi lên uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Nhà đất Trung Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, Đại Tín, Tín Nghĩa ngân hàng…
  • Gợi lên khát vọng dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ …
  • Gợi lên triết lý kinh doanh: Công ty xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Đồng Lợi, Công ty Hiệp Phát, Hợp Tiến …

6. Đặt tên công ty bằng những từ có tính liên tưởng mạnh

Các vị thần vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận để thể hiện sức mạnh, sự may mắn, thành đạt, sự vĩ đại – phi thường,…

Đặt tên theo 1 vị thần có thể “kéo” sự diệu kỳ đến với thương hiệu. Ví như Nike được đặt theo tên của nữ thần Chiến Thắng, hay Asus theo tên của chú ngựa có cánh Pengasus trong truyền thuyết,…

Các điển tích, những áng văn bất hủ, hay tên của loài vật đầy sức mạnh,… cũng có thể trở thành cảm hứng cho tên thương hiệu – nếu như những đặc tính của tên thực sự phù hợp với tính chất, định hướng kinh doanh của công ty. Ví dụ như:

  • Lấy cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại: Vệ Nữ, Mặt Trời, Venus, Panora, Zeus Spa …
  • Một trong các hành tinh trong thái dương hệ: Sao Kim, Sao Thủy, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai …
  • Một trong các loài hoa: Công ty truyền thông Hướng Dương, Hoa Hồng, Công ty mỹ phẩm Cẩm Tú, thời trang Salla (tên 1 loài hoa hồng), Giấy đa năng Rosalia …
  • Lấy cảm hứng từ loài vật: BiaTiger (hổ), Eagle (đại bàng), Nước tăng lực Redbull, Mỳ Gấu đỏ …
  • Lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh: Khách sạn Bài Thơ, Công ty du lịch Phú Bài, Công ty đá mỹ nghệ Non Nước, Công ty du lịch Hòn Dấu …

7. Đặt tên công ty bằng ngoại ngữ

Đây là một xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Ngày càng nhiều người có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc hiểu được các ngôn ngữ ngoại nhập. Do vậy, xu hướng sử dụng ngoại ngữ để đặt tên công ty sẽ làm cho doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo được liên kết với những thuộc tính mà ngôn ngữ của quốc gia đó đại diện. Ví dụ: nếu doanh nghiệp có tên mang âm hưởng Đức sẽ được hưởng lợi nếu là doanh nghiệp sản xuất, phân phối các thiết bị công nghiệp (Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm này), doanh nghiệp mang tên gợi nhắc đến Nhật Bản sẽ tượng trưng cho các sản phẩm gia dụng và điện tử chất lượng cao

 

Trên đây là 7 phương pháp đặt tên công ty phổ biến nhất hiện nay. Cách đặt tên nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Vì vậy, trước khi quyết định tên công ty thì nhà sáng lập nên cân nhắc một cách kĩ lưỡng làm thế nào.

 

GLaw Vietnam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam
Làm giấy phép kinh doanh

Hotline: 0945 929 727
Email: info@glawvn.com