15 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

15 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

 

Hiện nay, quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã có nhiều sửa đổi. Trừ những ngành nghề mà pháp luật cấm, các cá nhân tổ chức đều được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề hợp pháp. Tuy nhiên, vì mục đích an ninh quốc phòng, sức khỏe cộng đồng mà cần phải áp dụng một số điều kiện bắt buộc mới được phép đăng ký kinh doanh, áp dụng cho một số ngành nghề.

Bạn đang phân vân ngành nghề lựa chọn kinh doanh liệu có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Cùng Glaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

I. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Theo khoản 1 điều 7 Luật đầu tư 2014 để đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, sức khỏe cộng đồng, đạo đức và an toàn xã hội các ngành nghề đầu tư kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện trong các hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đó.

Dưới đây là những điều kiện kinh doanh cụ thể, yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện:

  • Chứng chỉ hành nghề kinh doanh.
  • Giấy phép kinh doanh.
  • Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
  • Các văn bản xác nhận và các hình thức giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
  • Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
  • Các điều kiện khác mà các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng để thực hiện các hoạt động đầu tư mà không cần thông qua các văn bản xác nhận nêu trên.

II. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Thay vì 276 ngành nghề như trước đó, kể từ ngày1/1/2019 Việt Nam chỉ còn 243 ngành nghề kinh doanh cần điều kiện theo quy định của Luật đầu tư số 64/2014/QH13 đã được quốc hội thông qua. Doanh nghiệp có thể tra cứu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại cổng thông tin đăng ký quốc gia. Để dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong việc tra cứu, các ngành nghề có điều kiện được phân thành 15 lĩnh vực cụ thể như:

  • An ninh quốc phòng
  • Tư pháp
  • Tài chính
  • Công Thương
  • Lao động, Thương Binh và Xã hội
  • Giao thông vận tải
  • Xây dựng
  • Thông tin và truyền thông
  • Giáo dục và Đào tạo
  • Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Y tế
  • Khoa học và Công nghệ
  • Văn hóa, Thể thao và du lịch
  • Tài nguyên – Môi trường
  • Ngân hàng

Dưới đây là 15 ngành nghề kinh doanh thường gặp tại Việt Nam đã được thủ tướng phê duyệt gồm: Karaoke, xuất khẩu, cầm đồ, du lịch, giáo dục, lao động, sản xuất mỹ phẩm,… bên cạnh đó có kèm theo tất cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện dựa theo luật doanh nghiệp 2014, tất cả các ngành dưới đây đều không hoạt động tại trụ sở.

  1. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ:

Mã ngành: 6492

Tên ngành: Hoạt động cấp tín dụng khác – cụ thể: Cầm đồ

Giấy chứng nhận đạt điều kiện về trật tự, an ninh do Công an cấp quận, huyện, thành phố, xã thuộc tỉnh đó cấp.

  1. Kinh doanh dịch vụ việc làm:

Mã ngành: 7810

Tên ngành: Hoạt động của các trung tâm tư vấn, môi giới, giới thiệu lao động việc làm.

Mã ngành : 7830

Tên ngành: Quản lý và cung ứng nguồn lao động (trừ các trường hợp cho thuê lại lao động).

Giấy phép để được hoạt động trong lĩnh vực này được cấp bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội được thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cấp.

  1. Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động:

Mã ngành: 7820

Tên ngành: Cung ứng dịch vụ tạm thời – cụ thể: Cho thuê lại lao động.

Giấy phép để được hoạt động trong lĩnh vực này được cấp bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội được thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cấp.

  1. Kinh doanh dịch vụ lưu trú:

Mã ngành: 5510 & 5590

Tên ngành: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Cụ thể: căn hộ/biệt thự/khách sạn/nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách thuê.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh được cấp bởi thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về an ninh trật tự xã hội, Công an các tỉnh cấp.

  1. Sản xuất phim:

Mã ngành: 5911

Tên ngành: Hoạt động sản xuất chương trình truyển hình, phim điện ảnh và phim video.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này được cấp bởi Bộ Văn hóa – Thông tin cấp.

  1. Sản xuất mỹ phẩm:

Mã ngành: 2023

Tên ngành: Sản xuất mỹ phẩm

Sở y tế sẽ cấp giấy chứng nhận đủ kiện sản xuất mỹ phẩm cho doanh nghiệp.

  1. Kinh doanh dịch vụ bưu chính:

Mã ngành: 5310

Tên ngành: Bưu chính

Loại giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.

  1. Kinh doanh vận tải đường bộ:

Mã ngành: 4920

Tên ngành: Vận tải bằng xe bus

Mã ngành: 4931

Tên ngành: Vận tải khách đường bộ trong và ngoài thành phố.

Mã ngành: 4932

Tên ngành: Vận tải hành khách đường bộ khác.

Mã ngành: 4933

Tên ngành: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

Mã ngành: 5521

Tên ngành: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tảu đường bộ và đường sắt.

Mã ngành: 5229

Tên ngành: Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Sở giao thông vận tải là đơn vị cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp.

  1. Xuất khẩu gạo:

Mã ngành: 4631

Tên ngành: Buôn bán gạo.

Mã ngành: 4620

Tên ngành: Buôn bán động vật sống, nông – lâm sản nguyên liệu trừ gỗ và tre nứa. Cụ thể: Kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản.

Bộ công thương là đơn vị cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo khi đã đủ điều kiện.

  1. Kinh doanh dịch vụ in ấn:

Mã ngành: 1811

Tên ngành: In ấn

Mã ngành: 1812

Tên ngành: Các loại hình dịch vụ khác liên quan đến in ấn.

Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về trật tự, an ninh doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cần thiết và được cấp bởi phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thành phố trực thuộc trung ương.

  1. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ:

Mã ngành: 8010

Tên ngành: Hoạt động bảo vệ cá nhân

Mã ngành: 8020

Tên ngành: Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn

Mã ngành: 8030

Tên ngành: Dịch vụ điều tra

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ngành nghề này giấy chứng nhận đủ điều kiện về trật tự, an ninh do phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

  1. Kinh doanh xổ số:  

Mã ngành: 9200

Tên ngành: Hoạt động đánh bạc, xổ số và cá cược. Cụ thể: Hoạt động xổ số.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số được cấp bởi Bộ Tài chính.

  1. Kinh doanh dịch vụ Karaoke:

Mã ngành: 9329

Tên ngành: Các hoạt động vui chơi giải trí khác. Cụ thể: Kinh doanh dịch vụ Karaoke

Giấy chứng nhận đủ điều kiện trật tự, an ninh do công an các cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh đó cấp.

  1. Dịch vụ tổ chức học thêm:

Mã ngành: 8559

Tên ngành: Các loại hình giáo dục khác. Cụ thể: các dịch vụ dạy kèm – gia sư.

Đối với dịch vụ tổ chức học thêm dạy thêm không thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép của Sở kế hoạch và đầu tư mà được UBNN cấp phép và quản lý.

Loại giấy phép hoạt động này có nội dung chương trình THPT là cao nhất, ngoài ra có thể thuộc nhiều chương trình khác do Chủ tịch UBNN tỉnh cấp hoặc được ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp.

  1. Hoạt động của cơ sở giảo dục mầm non:

Mã ngành: 8510

Ngành nghề này được cấp giấy phép và quản lý hoạt động bởi Ủy ban nhân dân.

Trên đây là những thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình có thuộc diện kinh doanh có điều kiện hay không và những thông tin cơ bản cần biết đối với 15 ngành nghề kinh doanh cần điều kiện.Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với GLaw Vietnam để được tư vấn thêm.

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com