XIN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Hoạt động sản xuất phân bón có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường nông nghiệp nói riêng và môi trường sống nói chung nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp. Tại Việt Nam, sản xuất phân bón được xếp vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để cơ quan có thẩm quyền có thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng khâu sản xuất. Do đó, tổ chức, cá nhân muốn sản xuất phân bón phải đáp ứng được điều kiện theo quy định và phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

I. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (phân hữu cơ, phân vô cơ, phân hữu cơ sinh học,…) tại Việt Nam

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
  • Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
  • Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cho phân bón do mình sản xuất;
  • Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
  • Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
  • Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

II. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

1. Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
  • Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón;
  • Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất;
  • Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính.

3. Cơ quan thực hiện:

Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4. Thời hạn giải quyết:

20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón.Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Trường hợp không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra lại nội dung đã khắc phục. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Kết quả thực hiện:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Thời hạn của giấy chứng nhận là 05 năm. Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại.

 

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ của GLaw Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0945 929 727 hoặc email: info@glawvn.com.

Trụ sở chính

  • 60 Đường Vũ Tông Phan, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tel: +84 28 73000038

Văn phòng Luật sư tại Lào

  • No.234/01, Naxay Ward, Xaysedtha District, Vientiane City, Laos
  • Tel: +856 20 9670 8888

Văn phòng tại Nhật Bản

  • 733-0005 Hiroshima Nishiku Mitakimachi 12-32-502, Nhật Bản
  • Tel: +81 90 2866 3529

Văn phòng tại Úc

  • 24 Nell Close street, Kanimbla Qld 4870, Australia
  • Tel: +61 0435112693

Văn phòng tại Đài Loan

  • 4F, No.204, Baoshan St., Taoyuan Dist., Taoyuan City 33074, Taiwan (R.O.C.)
  • Tel: +886 963 573 473

Văn phòng tại Hà Nội

  • 81 Trần Thái Tông, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Tel: +84 945 929 727