Tự Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không Cần Qua Công Ty Có Được Không?

TỰ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG CẦN QUA CÔNG TY CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

 

   Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) được xem là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước. khi tham gia BHXH, người tham gia có thể được hưởng những chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

 

   Khoản tiền tham gia BHXH là một sự đảm bảo có thể bù đắp được bằng một khoản thu nhập cho người tham gia khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở do quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH,có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật. Nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

 

Trường hợp 1: Người lao động làm việc tại công ty, có hợp đồng lao động

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

 “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

….”

   Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu người lao động đi làm cho công ty, và có hợp đồng lao động thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc. Bản thân người lao động không được tự mình đóng BHXH mà công ty nơi người lao động làm việc phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục này. Dù doanh nghiệp có sử dụng 01 lao động cũng phải thực hiện đóng BHXH theo đúng quy định của pháp luật.

 

Trường hợp, doanh nghiệp không tham gia BHXH sẽ bị phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CPNghị định 88/2015/NĐ-CP

 

Căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức đóng BHXH bắt buộc cụ thể như sau:

Trách nhiệm đóng của các đối tượng

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

BHXH

    BH TNLĐ – BNN

    BHYT

    BHTN

      Tổng cộng

      Doanh nghiệp đóng

      17%

        0.5% 3% 1% 21.5%
        Người lao động đóng

        8%

          0 1.5% 1% 10.5%

           

          TỔNG 32%

           

          Trường hợp 2: Người lao động tự do, không có hợp đồng lao động

          Căn cứ  Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

             “Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

          Trường hợp này, người lao động có thể tự mình tham gia BHXH tự nguyện.

          Căn cứ Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014  mức đóng BHXH tự nguyện cụ thể như sau:

          Mức đóng BHXH tự nguyện =

          22% * mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

          Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

          Lưu ý: Theo nguyên tắc đóng BHXH: cùng một lúc không thể đóng BHXH ở hai nơi hoặc hai hình thức tự nguyện và bắt buộc.

           

          Để nhận được hướng dẫn chi tiết và tư vấn trực tiếp về các vấn đề pháp lý và các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu thay đổi tên công ty thì các cá nhân, tổ chức vui lòng liên hệ với qua email info@glawvn.com hoặc hotline: 0945 929 727