Thừa phát lại là gì?

THỪA PHÁT LẠI LÀ GÌ?

Thừa phát lại là gì? Đã có cơ quan thi hành án vậy thừa phát lại có những chức năng gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả những thông tin mà bạn cần tìm.

I. Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là cá nhân được bổ nhiệm bởi nhà nước và trao quyền để có thể thực hiện những công việc liên quan về thi hành án dân sự, lập vi bằng, tống đạt giấy,…

Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của của thừa phát lại. Hoạt động của thừa phát lại là các hoạt động thi hành án dân sự đã được thí điểm từ năm 2009 tại TP HCM.

Dưới đây là những công việc thừa phát lại sẽ thực hiện:

  • Thực hiện lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức và cơ quan.
  • Tiến hành việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hay cơ quan thi hành án dân sự.
  • Xác minh điều kiện để thi hành án theo yêu cầu đương sự đưa ra.
  • Trực tiếp tổ chức thực hiện thi hành án những bản án và quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự.
  • Thừa phát lại không tổ chức thi hành bản án và quyết định thuộc diện thủ tướng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thực hiện thi hành án.

II. Một số đặc điểm của thừa phát lại:

Chức năng của thừa phát lại rộng hơn thi hành án. Có thể nói đến chức năng giúp cho người dân dùng vi bằng đó để làm chứng cứ bảo về các quyền lợi và lợi ích hợp pháp  của bản thân một cách chủ động. Từ đây tạo nên một kênh mới trong việc hình thành chứng cứ, với mục đích để giúp cho người dân và làm phong phú nguồn chứng cứ của tòa án và cơ quan nhà nước trước khi tiến hành xem xét những vụ việc tranh chấp.

Tăng sự chủ động, giúp người dân có thể  bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này đã thể hiện giá trị khá quan trọng của thừa phát lại.

Giá trị tiếp theo của thừa phát lại nằm ở chức năng tổng đạt những văn bản của tòa án. Điều này làm nên sự khác biệt và tạo nên sự tin cậy, nề nếp trong việc chuyển những văn bản của tòa án với bên đương sự. Hiện tại, việc tống đạt văn bản của tòa án thông thường sẽ được gửi thông qua bưu điện hay trong trường hợp khẩn cấp sẽ do thư kí tòa án tống đạt trực tiếp cho đương sự.

III. Những yếu tố bắt buộc phải có để trở thành thừa phát lại:

  • Có bằng cử nhân luật.
  • Không có tiền án.
  • Đã có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn nghề thừa phát lại được tổ chức bởi bộ tư pháp.
  • Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và các công việc khác theo pháp luật qui định.
  • Từng công tác ở ngành pháp luật hơn 5 năm hay đã từng là kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên tử trung cấp trở lên.

IV. Thừa phát lại có qui trình làm việc như thế nào?

1. Tống đạt văn bản thi hành án dân sự tòa án:

  • Trưởng văn phòng thừa phát lại có thể giao thư kí nghiệp vụ thừa phát lại tiến hành việc tống đạt, ngoại trừ các trường hợp hai bên có thỏa thuận việc tống đạt phải được thực hiện bởi chính thừa phát lại.
  • Văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm trước tòa án, cơ quan thi hành án dân sự về vấn đề tống đạt thiếu chính xác, không đúng với thủ tục và thời hạn của mình, phải bồi thường theo qui định nếu gây ra thiệt hại.
  • Thủ tục tiến hành việc thi hành án dân sự tiến hành theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thủ tục việc thực hiện việc tống đạt văn bản của tòa án tiến hành theo qui định của pháp luật về tố tụng.

2. Lập vi bằng:

Khi giải quyết các vụ án, vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét. Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo pháp luật qui định.

  • Việc tạo lập vi bằng do thừa phát lại thực hiện. Thư kí nghiệp vụ thừa phát lại có thể giúp thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do chính mình thực hiện.
  • Vi bằng chỉ ghi nhận những hành vi và sự kiện mà thừa phát lại trực tiếp được chứng kiến. Việc ghi nhận đó phải trung thực và khách quan. Nếu cần thiết họ có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Ngoài ra, Công ty GLaw Vietnam cũng cung cấp dịch vụ thay đổi tên công ty với chi phí rất hợp lý chỉ từ 1,5 triệu cho việc thay đổi tên công ty. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc gửi email về: [email protected].