THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN MỚI NHẤT
Công ty Luật GLaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt Nam. Chúng tôi đã hỗ trợ thành công cho khách hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, Nga và quốc gia khác. Với khả năng thực hiện thủ tục nhanh chóng, cam kết về thời gian và giảm thiểu tối đa chi phí cho khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành hô sơ và tiến hành nhập khẩu phân bón thành công.
Mục lục
I. Vì sao cần công ty Luật để tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón?
II. Thủ tục nhập khẩu phân bón mới theo năm 2021
1. Phân loại phân bón
2. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón
3. Thủ tục xin công nhận lưu hành phân bón
I. VÌ SAO CẦN CÔNG TY LUẬT ĐỂ TƯ VẤN THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN?
Đầu tiên không giống các sản phẩm phổ thông khác, phân bón là loại hàng có điều kiện trong cả việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh. Riêng hoạt động nhập khẩu, phân bón phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục theo quy định của nhà nước.
Thứ 2, vì là sản phẩm có điều kiện nên được nhà nước quản lý rất chặt chẽ, các quy định nghị định được thay đổi liên tục để phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ hiện nay việc quản lý hoạt động nhập khẩu phân bón dựa theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Như vậy, nếu Doanh nghiệp không được tư vấn đầy đủ và cẩn thận cơ sở pháp lý hiện hành thì rất có thể sẽ vướng hoặc sai phạm trong việc nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt Nam.
II. THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN MỚI NHẤT THEO NĂM 2021
1. Phân loại phân bón
Trước khi đi vào cụ thể từng bước trong thủ tục nhập khẩu, chúng ta phải nắm rõ phân bón được phân loại theo những nhóm nào. Bởi vì, mỗi nhóm phân bón sẽ có thủ tục và quy trình thực hiện khác nhau.
Dưới đây GLaw Vietnam sẽ phân loại những nhóm phân bón nhập khẩu có cùng cung thủ tục:
Nhóm 1: Chỉ cần xin giấy phép nhập khẩu. (Có hiệu lực 1 năm và phải đăng ký hạn mức nhập khẩu).
Các loại phân trong nhóm này gồm:
- Phân bón nhập về để làm khảo nghiệm;
- Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
- Phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
- Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
- Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
- Phân bón tạm nhập tái xuất;
- Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
- Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác.
Nhóm 2: Cần xin giấy Công nhận lưu hành phân bón (Có hiệu lực 5 năm và không giới hạn số lượng nhập khẩu)
Công nhận lưu hành phân bón là giấy tờ bắt buộc doanh nghiệp phải xin nếu phân bón nhập về để kinh doanh và nhóm này gồm tất cả các loại phân bón còn lại. Tuy nhiên, không phải phân bón nào cũng được xin Công nhận lưu hành được ngay mà có loại phải khảo nghiệm xong rồi mới được xin Công nhận lưu hành phân bón.
- Phân bón không cần khảo nghiệm:
Theo quy định thì rất nhiều tiêu chí, nhưng đơn giản là các loại phân thuộc dòng: Phân hữu cơ truyền thống, phân đơn sẽ không cần làm khảo nghiệm khi nhập về.
- Phân bón cần phải khảo nghiệm:
Tất cả các loại phân còn lại như: NPK, vi sinh, phân hữu cơ có trung vi lượng,…Đều phải làm khảo nghiệm.
2. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
- Tờ khai kỹ thuật
- Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật về thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế của phân bón;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;
- Trường hợp nhập khẩu phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam bổ sung thêm bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Trường hợp nhập khẩu phân bón để tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
- Trường hợp nhập khẩu phân bón tạm nhập tái xuất bổ sung thêm bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài.
Đơn vị cấp phép: Cục bảo vệ thực vật
Thời gian thực hiện: 01-02 tháng
Hiệu lực: Được phép nhập khẩu về cho các mục đích ở nhóm 1. Thời gian là 1 năm và số lượng giới hạn lúc đăng ký
3. Thủ tục xin công nhận lưu hành phân bón
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của phân bón dự định nhập khẩu.
- Bản thông tin chung về thành phần phân bón.
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón.
- Mẫu nhãn phân bón.
Đơn vị cấp phép: Cục bảo vệ thực vật
Thời gian thực hiện: 02-03 tháng
Hiệu lực: Được phép nhập khẩu về để kinh doanh trong vòng 05 năm và không giới hạn số lượng. Trước khi hết thời hạn 03 tháng cần phải gia hạn lại.
Doanh nghiệp đang có nhu cầu hoặc muốn tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0945 929 727 hoặc email: [email protected].