Thủ tục thành lập công ty

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

 

Việt Nam hiện đang là nước dẫn đầu khu vực với sự phát triển vượt bật về kinh tế, một trong các yếu tố góp phần cho việc này là sự bùng nổ về tang trưởng các công ty được thành lập mới, làm cho thị trường ngày càng đang dạ và hội nhập nhanh hơn với thế giới.

Tuy nhiên, các quy định về pháp luật các thông tư nghị định ban hành để hướng dẫn và quản lý quy trình thành lập công ty mới cũng được thay đổi liên tục để hỗ trợ tốt nhất cho Doanh nghiệp cũng như quản lý tốt hơn, nhưng một điều không thể tránh khỏi là sẽ làm cho các chủ Doanh nghiệp tương lại bị bối rối và gây khó khăn trong quan trình thành lập mới cũng như hoạt động. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thu tuc thanh lap cong ty có hệ thống tất cả các thông tin trên.

 

-MỤC LỤC-

Giai đoạn 1: Thành lập mới

– Đối tượng nào được phép thành lập công ty tại Việt Nam

– Bạn nên chuẩn bị gì để thành lập công ty

– Các bước thành lập công ty

Giai đoạn 2: Các bước sau thành lập

– Mở tài khoản ngân hàng cho công ty

– Khai báo thuế ban đầu

– Mua thiết bị token

– Nộp thuế môn bài

– Các đăng ký hóa đơn điện tử

Giai đoạn 3: Các quy định trong quá trình công ty hoạt động

– Báo cáo thuế hàng quý

– Báo cáo tài chính năm

– Đóng đầy đủ các khoản thuế

GIAI ĐOẠN 1: Thành lập mới

Đầu tiên chúng tôi xin nhấn mạnh với các bạn rằng thành lập công ty mới rất dễ và theo văn bản hướng dẫn thi hành luật Doanh nghiệp thì thành lập công ty là quyền của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên không phải ai cũng được quyền này.

Vậy đối tượng nào không được phép thành lập công ty?

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng.

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù.

Sau khi đã loại trừ các đối tượng không được phép và chắc chắn bạn đang là đối tượng có thể thành lập công ty hoặc tham khảo Các đối tượng không được phép thành lập công ty

Các đối tượng không được phép thành lập công ty

Việc tiếp theo đó là:

Bạn nên chuẩn bị những gì để thành lập công ty?

1: Lựa chọn loại hình công ty phù hợp

Hiện tại các loại hình công ty phổ biến nhất là:

– Công ty TNHH Một Thành Viên: Là công ty do 1 cá nhân hoặc tổ chức làm chủ

– Công ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên: Là từ 2 đến 50 thành viên góp vốn thành lập công ty

– Công ty Cổ Phần: Số thành viên tối thiểu là 3 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn

Như vậy, bạn có thể xem tình hình của mình như thế nào để chọn loại hình hợp lý hoặc tham khảo Các loại hình công ty tại Việt Nam.

2: Đặt tên cho công ty

Sau khi chọn được loại hình công ty phù hợp và chắc chắn phải chọn cho phù hợp vì tên công ty của bạn sẽ bắt đầu bằng: Công ty Loại hình công ty] + [Tên riêng]

Và tên công ty được xem là hợp lệ khi không được trùng các công ty đã thành lập trước đó trên toàn quốc. Các kiểm tra đơn giản nhất là search đầy đủ tên công ty của bạn lên google xem có bị trùng không, nhưng việc này chỉ chính xác 50%

Tham khảo các đặt tên công ty đúng luật hoặc liên hệ chúng tôi để tra cứu chính xác nhất

3: Chuẩn bị địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ là điều chắc chắn phải có khi thành lập công ty, là nơi để đối tác khách hàng liên lạc, giao dịch và nhất định phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

Địa chỉ của công ty bạn cũng phải xác định bằng 4 cấp và không phải là chung cư căn hộ. Để rõ hơn về các quy định địa chỉ của công ty bạn có thể tham khảo Các quy định về địa chỉ công ty.

4: Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp cho công ty

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên hoặc cổ đông công ty cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Theo quy định của luật pháp Việt Nam thì không có quy định về số vốn tối thiểu cũng như tối đa.

Tuy nhiên, nếu bạn còn đang phân vân chưa biết chọn bao nhiêu cho phù hợp thì có thể tham khảo Vốn điều lệ là gì và cách chọn phù hợp.

5: Xác định ngành nghề đăng ký kinh doanh

Luật pháp Việt Nam đã quy định rất rõ ràng các danh mục ngành nghề, phân chia theo nhiều nhóm ngành lớn và các ngành chi tiết bên trong. Việc của các bạn là chọn các ngành nghề phù hợp để đăng ký cho chính xác. Tuy các quy định đã rất rõ ràng nhưng vẫn có những trường hợp chưa được quy định trong luật, như vậy những ngành nghề đó phải kiểm tra kỹ bởi người có chuyên môn luật để phân vào đúng mã ngành. Danh sách mã ngành bạn có thể xem Tại đây.

Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là hãy nhờ những người có chuyên môn tư vấn cho bạn. Nếu bạn đang dùng dịch vụ thành lập công ty thì chỉ cần nói cho họ biết bạn định làm những gì, họ sẽ tư vấn và chọn giúp mã ngành cho bạn. Nếu bạn chưa biết hãy tham khảo dịch vụ thành lập công ty.

Sau khi bạn đã tham khảo và chuẩn bị theo 5 bước ở trên, tiếp theo sẽ tới phần:

Các bước thành lập công ty

1: Soạn và nộp hồ sơ xin giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Việc cấp phép cho công ty mới được thực hiện bở Sở Kế Hoạch Đầu Tư của mỗi tỉnh. Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tinh nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở và sau 3-5 ngày bạn sẽ nhận được kết quả (Nếu đúng hết thì sẽ có giấy phép còn nếu chưa bạn phải bổ sung và nộp lại).

Hồ sơ thành lập công ty của bạn phải được soạn theo mẫu của sở cung cấp và chuẩn bị kèm các giấy tờ đúng quy định tại Điều 20 Nghị định 43.

   Bước 1: Soạn hồ sơ và chuẩn bị giấy tờ cần thiết

   Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ lấy kế quả

   Bước 3: Nhận kết quả và đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Tới đây bạn thấy đơn giản phải không nào, nhưng bạn sẽ mất không ít thời gian vì phải chỉnh sửa bổ sung cho đúng với quy định. Vì các biểu mẫu thường thay đổi và bạn phải kiếm đúng mẫu đó.

2: Làm con dấu

Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản phải thực hiện 2 bước sau để làm con dấu công ty

   Bước 1: Mang bản sao giấy phép đến các cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện khắc dấu

   Bước 2: Nhận con dấu đã được khắc, tiến hành thông báo với Sở kế hoạch đầu tư về mẫu dấu vừa đặt khắc. Sau 2 ngày thì con dấu của bạn sẽ có hiệu lực

Như vậy bạn đã có giấy phép và con dấu để thực hiện ký kết các hợp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ để Công ty của bạn hoạt động. Để rõ hơn các bước mà bạn cần thực hiện sau khi thành lập công ty mới, chúng ta tiếp tục với Giai đoạn 2

GIAI ĐOẠN 2: Các bước sau thành lập

Thật sự là nhàm chán và quá nhiều việc phải làm. Sau khi đã có giấy phép và con dấu chúng ta còn cần tiến hành tới 6 bước sau:

   Bước 1: Tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho công ty

   Bước 2: Đăng ký mua thiết bị Token để nộp thuế qua mạng “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”

   Bước 3: Khai báo thuế ban đầu tại chi cục thuế Quận/ Huyện đặt trụ sở công ty

   Bước 4: Nộp tờ khai và thuế môn bài

   Bước 5: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

   Bước 6: Bổ sung đủ các điều kiện đối với những ngành nghề có điều kiện

Nếu bạn đã thực hiện đến bước này thì chúc mừng, doanh nghiệp của bạn có thể chính thức hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam

GIAI ĐOẠN 3: Các quy định trong quá trình công ty hoạt động

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì có rất nhiều những lưu ý, tuy nhiên bạn cần nhớ rõ 3 điểm sau:

   Lưu ý 1: Nhất định phải bổ sung tất cả các điều kiện đới với ngành nghề có điều kiện, bằng cách xin các giấy phép con có liên quan. Như thế bạn mới yêu tâm hoạt động được.

   Lưu ý 2: Thực hiện nộp các tờ khai báo cáo thuế hàng quý và báo cáo tài chính năm đầy đủ

   Lưu ý 3: Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ theo pháp luật

Trên đây là tất cả nội dung chúng tôi giúp bạn tổng hợp về thu tuc thanh lap cong ty GLaw tư vấn. Chúng tôi mong hỗ trợ nhiều hơn và mang lại giá trị thiết thực cho bạn. 

GLaw là công ty luật chuyên tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý cho cá nhân và tổ chức đang định thành lập công ty Việt Nam, chúng tôi cung câp các Dịch vụ thành lập công ty. Để được luật sư tư vấn miễn phí vui lòng đặt lịch hẹn tại hotline: 0945.929.727 hoặc qua email: info@glawvn.com