Thủ tục tạm ngưng công ty

THỦ TỤC TẠM NGỪNG CÔNG TY

 

Trong suốt thời gian hoạt động và tồn tại của một doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh của mình, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng, biến động của nền kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì thế, khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh thay vì làm thủ tục giải thể  để có thêm thời gian tìm kiếm khách hàng mới, đầu tư vào lĩnh vực khác  hoặc xây dựng lại phương án kinh doanh sao cho phù hợp hơn.

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại  hoặc làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng nếu không muốn duy trì công ty.

1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải thông báo tiếp tục hoạt động hoặc Giải thể doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Quyết định của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên; Quyết định của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Quyết định của Hội đồng quản trị đối với Công ty Cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty;
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên; biên bản họp Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Giấy tờ ủy quyền nếu không phải do đại diện pháp luật trực tiếp đi nộp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

2. Các nghĩa vụ thuế phải thực hiện sau khi đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế biết về việc người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (theo quy định tại Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC). Do vậy, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tạm ngừng hoạt động với Cơ quan đăng ký kinh doanh không cần phải thông báo với cơ quan thuế;
  • Nếu doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh tròn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì không phải nộp lệ phí môn bài, hồ sơ quyết toán thuế. Nếu tạm ngưng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì phải nộp lệ phí môn bài và hồ sơ quyết toán thuế;
  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

 

GLaw là công ty luật chuyên tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý cho cá nhân và tổ chức đang định thành lập công ty Việt Nam, chúng tôi cung câp các Dịch vụ thành lập công ty. Để được luật sư tư vấn miễn phí vui lòng đặt lịch hẹn tại hotline: 0945.929.727 hoặc qua email: info@glawvn.com