Tại sao phải bón phân cho cây trồng

TẠI SAO PHẢI BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG

 

   Cây trồng cũng giống như con người, nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau từng thời kỳ, chế độ dinh dưỡng phải phù hợp và cân đối. Chẳng hạn như: nếu chúng ta cứ ăn nhiều thịt cũng không tốt, sẽ khiến cơ thể không khỏe mạnh và có cảm giác không muốn ăn vì rất ngán. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bảo cần phải thay đổi khẩu phần giữa thịt, cá, hải sản và rau củ quả…. Nhu cầu của cây trồng cũng vậy, cần được cung cấp tối thiểu từ 16-18 các chất dinh dưỡng: đa lượng (NPK), trung lượng (Ca, Mg, S, Si) , vi lượng (Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, B, Cl, Co).

 

Hầu hết các nguồn đất không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để cây phát triển một cách tối ưu. Ngay cả khi chúng ta may mắn có được một mảnh đất màu mỡ mà cây trồng “thích”, khi cây ngày càng lớn hơn hoặc chỉ sau vài ba mùa vụ cây hấp thu rất nhiều khoáng chất và những yếu tố dưỡng hữu cơ khác của đất. Thế là đất của chúng ta nghèo đi, tức bạc màu hơn so với lúc ban đầu.

Bằng cách bón phân đầy đủ cho cây, giúp cung cấp đủ các dưỡng chất mà đất mất đi theo thời gian. Bảo đảm rằng mùa vụ cây trồng vẫn có thủ “thức ăn” phát triển tốt và cho hoa kết quả như mong đợi.

Phân loại phân bón?

Có  nhiều loại phân bón, nhưng có thể nói gọn lại, gồm 3 nhóm chính: Phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh.

  • Phân hóa học còn gọi là phân khoáng hay phân vô cơ, do công nghiệp hóa chất và khai khoáng sản xuất ra. Phần lân ở dạng vô cơ trừ một số loại phân đạm (như phân ure, ure focmaldehit) ở dạng hữu cơ dễ phân giải, do công nghiệp sản xuất.
  • Phân hữu cơ (gọi nôm na là phân nhà nông) là các chất hữu cơ nhà nông tự sản xuất (phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh…).
  • Phân vi sinh; phân sinh hóa dựa trên hoạt động của vi sinh vật tạo ra chất dinh dưỡng cho cây và cũng do ngành công nghiệp vi sinh sản xuất ra.

Như thế nào là bón phân cân đối và hợp lý?

Do cây trồng cần các chất dinh dưỡng để xây dựng nên cơ thể ở từng thời kỳ rất khác nhau. Số lượng từng chất dinh dưỡng cây lấy vào trong cây theo từng giai đoạn cũng khác nhau và tổng số lượng dinh dưỡng của từng chất cây cần cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Đầu mùa vụ: cây trồng cần nhiều đạm và lân để phục hồi sau thu hoạch, cây sinh trưởng, phát triển, tăng cường sức đề kháng.
  • Giữa vụ: cần bón đạm (N) và kali (K2O) cao, lân (P2O5) thấp vì giai đoạn này cây mới bắt đầu ra hoa, kết trái, nuôi trái nên cần nhiều lượng đạm để nuôi cây, còn kali để tăng kích thước và phẩm chất trái. Cần bổ sung thêm trung lượng Canxi, Magie giúp cây đậu trái non tối đa, hạn chế rụng trái. 
  •  Cuối vụ: cần bón đạm (N) và lân (P2O5) thấp, kali (K2O) cao vì thời điểm này, cây trồng cần nhiều kali để giúp trái to, bón trái, màu sắc đẹp, phẩm chất tốt mang lại năng suất cao cho cây trồng.

Vào thời kỳ cây còn non thì cây cần nhiều chất N và P để ra rễ, đâm chồi ra lá thuận lợi. Nhưng tỷ lệ 2 chất này cũng khác nhau. K cũng cần nhưng chỉ cần cung cấp vừa phải vì cây có thể sử dụng kali trong đất dễ hơn chất P.

Khi tuổi cây tăng lên thì chất khô cũng tăng lên và tổng số các chất dinh dưỡng do cây hút cũng thay đổi và cũng rất khác nhau.

 

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.