Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

PHÂN BIỆT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ PHÂN VI SINH

 

Phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh là những loại phân bón khá phổ biến và được người canh tác ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp. Cùng GLaw tìm hiểu và phân biệt 2 loại phân bón này để nắm rõ đặc điểm, nâng cao hiệu quả và khả năng sử dụng cho từng loại phân.

1. Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách xử lý và phối trộn các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh theo tỷ lệ 15% chất hữu cơ và  ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

Không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng cho cây trồng loại phân này còn hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng để cây trồng dễ hấp thụ hơn, đồng thời tăng độ phì nhiêu cho đất trồng, bổ sung các nguồn vi sinh vật có lợi giúp ngăn ngừa sâu bệnh hiệu quả.

Việc sử dụng loại phân bón này góp phần giảm thiểu tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

2. Phân vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh là một loại chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã qua tuyển chọn kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo đáp ứng các điều kiện kỹ thuật về các loại vi sinh được phép sử dụng làm chế phẩm sinh học.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan, vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng,…tất cả đều phải tuân theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước.

Phân vi sinh sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp với xu hướng như: đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường nên về tính ứng dụng phân vi sinh được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay.

Ngoài ra, loại phân này còn kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp cải tạo chất lượng cây trồng, ngăn ngừa nguy cơ về các loại sâu bệnh và không làm hao sức cây.

 

3. Phân biệt 2 loại phân vi sinh:

* Về bản chất:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Là hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích.
  • Phân vi sinh: Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích.

* Về chất mang:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…
  • Phân vi sinh: Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

* Về mật số vi sinh:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106
  • Phân vi sinh: Từ 1.5×108

* Về các chủng vi sinh:

  • Phân hữu cơ vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
  • Phân vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

* Phương pháp sử dụng:

  • Phân hữu cơ vi sinh: Bón trực tiếp vào đất.
  • Phân vi sinh: Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây, bón trực tiếp vào đất.

4. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh:

a. Vi sinh vật phân giải lân:

  • Các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành chất cây trồng dễ sử dụng gọi là vi sinh vật giải lân.
  • Chúng có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, tạo điều kiện nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng phân lân cho cây trồng.

b. Vi sinh vật cố định đạm:

  • Quá trình cố định đạm là quá trình khử Nito phân tử thành dạng Nito cây có thể sử dụng được và được thực hiện bởi các vi khuẩn thuộc chi Clostridium, Azospirillum, Azotobacter, các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, các địa y (nấm và tảo lam của chi Nostoc) và bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena,…những vi sinh vật này sẽ cố định Nito từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa Nito cho cây trồng và đất, nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng đồng thời tăng độ màu mỡ cho đất.

c. Vi sinh vật phân giải cellulose:

  • Có tác dụng xử lý và phân giải thành phần cenllulose có trong cám, bã mía, rơm rạ,… để cây dễ hấp thụ hơn. Việc sử dụng các loài vi sinh vật vào xử lý các chất hữu cơ có chứa cellulose mang lại hiệu quả cao và đang được ứng dụng nhiều.

d. Vi sinh vật kích thích tăng trưởng (Plant Growth Promoting Rhizobacteria)

  • Các vi khuẩn này ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các enzyme hay tạo ra các chất kháng sinh tăng sức đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, tạo điều kiện dinh trưởng và phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.

 

Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng đã giúp bạn đọc phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh, giúp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.