Nhập khẩu phân gà theo quy định mới

NHẬP KHẨU PHÂN GÀ THEO QUY ĐỊNH MỚI

“Doanh nghiệp loay hoay trong việc nhập khẩu phân gà”

**Muốn nhập khẩu phân gà từ Nhật về cần thực hiện thủ tục gì…?

**Phân gà được công nhận hợp quy có nhập về được không…?

**Xin giấy phép nhập khẩu phân gà như thế nào…?

Phải thay đổi hoàn toàn cách thức và điều kiện để nhập khẩu phân gà. Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã siết chặt hơn các các quy định về việc nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt  Nam. Các yêu cầu về chỉ tiêu thành phần, cách thức thực hiện cũng đã có sự thay đổi so với quy định cũ.

Theo quy định của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT (quy định cũ, đã hết hiệu lực), trước khi đưa phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác vào lưu thông trên thị trường Việt Nam chỉ thực hiện công bố hợp quy thì nay phải thực hiện thủ tục CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN. Chuyển giao toàn bộ trách nhiệm quản lý phân bón (vô cơ và hữu cơ) thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật.

Phân gà thuộc nhóm phân hữu cơ, được đánh giá và được biết đến rộng rãi là một trong những loại phân hữu cơ cung cấp thành phần chất dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.

Phân gà trước khi nhập khẩu về, phải thực hiện thủ tục Công nhận lưu hành phân bón. Vì dòng phân bón này thuộc nhóm phân hữu cơ có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần phải qua khâu khảo nghiệm.

I. Điều kiện chỉ tiêu thành phần chất lượng

Phân hữu cơ phân gà phải đáp ứng các chỉ tiêu thành phần chất lượng như sau:

* Hàm lượng hữu cơ:

≥ 20,0 (% khối lượng chất hữu cơ)

* Tỷ lệ C/N:

< 12,0

* Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn):

≤ 30,0% 

* pHH2O :

≥ 5,0

II. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi nước nhập khẩu (CFS);
  • Giấy chứng nhận phân tích (CA) của phân bón dự định nhập khẩu;
  • Bảng thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm.

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

III. Thời gian và nơi thực hiện

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận. Nếu đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, doanh nghiệp nếu có nhu cầu phải thực hiện thủ tục Công nhận lại phân bón.

 

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.