Nhận định về tinh hình nhập khẩu phân bón tại Việt Nam

NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN TẠI VIỆT NAM

 

Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nó không chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác động đến phẩm chất của nông sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất đai. Tình hình giá cả và thị trường phân bón có ảnh hưởng lớn đến thủ tục nhập khẩu phân bón và sản xuất nông nghiệp thành phố nói riêng, và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thị trường phân bón 9 tháng đầu năm 2019 biến động bởi nhu cầu phân bón vẫn ở mức thấp; nhập khẩu phân Ure ước tính tăng sau khi tạm ngưng trong hai tháng 7 và 8/2019; ngành phân bón trong nước cạnh tranh mạnh mẽ giữa thương hiệu phân bón trong và ngoài nước trên thị trường.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tình hình sản xuất phân bón trong tháng 9/2019 tăng ở phân hỗn hợp NPK nhưng sụt giảm ở phân Ure. Cụ thể, phân Ure ước đạt 139,4 nghìn tấn, giảm 24,52% so với tháng 8/2019 và giảm 29,77 so với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng năm 2019 đạt 1,6 triệu tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Phân hỗn hợp NPK tháng 9/2019 ước đạt 255,1 nghìn tấn, tăng 1,5% so với tháng 8/2019 và tăng 9,6% so với tháng 9/2018. Nâng lượng phân hỗn hợp NPK sản xuất 9 tháng năm 2019 lên 2,1 triệu tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2018. Nhu cầu tăng ở Châu Âu đẩy giá Ure tại Bắc Phi tăng nhanh chóng trong nửa đầu tháng 9/2019. Ngày 6/9/2019, Ấn Độ mở thầu nhập khẩu Ure, giao đến 16/10/2019 nhưng không kéo giá Ure thế giới đi lên được trong nửa cuối tháng 9-đầu tháng 10. Thị trường Ure Việt Nam ít biến động trong tháng 9/2019. Tồn kho DAP ở Ấn Độ vẫn giữ ở mức cao, người mua tiếp tục ép giá DAP giảm xuống.

Trong tháng 9/2019, do giá DAP xuất khẩu của Trung Quốc giảm, giá DAP Trung Quốc nhập về cửa khẩu Lào Cai cũng giảm xuống. Nhu cầu tiêu thụ nội địa thấp trong tháng 9/2019. Tỷ trọng nhâp khẩu phân bón D.A.P Trung Quốc của Việt Nam đã giảm dần từ năm 2013 đến nay, tuy nhiên vẫn chiếm trên 69% nên xu hướng giá DAP Việt Nam vẫn bị chi phối bởi xu hướng giá DAP Trung Quốc. Ước tính trong tháng 10/2019 có khoảng 105.000 tấn Kali (Isreal, Belarus, Nga, Lào) nhập khẩu về Việt Nam, tăng mạnh 75% so với tháng 9/2019. Hà Anh, Phú Mỹ tăng nhập khẩu Kali từ Belarus,… trong khi giảm nhập khẩu Kali từ Nga.

TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN

Nhập khẩu phân bón tăng chuẩn bị cho vụ Đông Xuân sắp tới. Nhu cầu phân bón ở miền Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ & Tây Nguyên trong tháng 10/2019 vẫn ở mức thấp. Theo nhận định của các đại lý phân bón, vụ Đông Xuân năm nay tại một số khu vực sẽ xuống giống sớm hơn năm ngoái do lũ về ít và nhằm tránh tình trạng xâm ngập mặn sớm. Trong tháng 10, giá DAP giao dịch tại Việt Nam dự báo vẫn tiếp tục đi xuống do thị trường thế giới và Trung Quốc những tháng cuối năm được dự báo chưa khả quan; giá có thể sẽ đảo chiều tăng kể từ đầu năm 2020. Trong tháng 10/2019, dự kiến gia tăng lượng Kali nhập khẩu về Việt Nam tuy nhiên giá Kali có thể giảm khoảng 3-4% so với tháng 9/2019.

 

Công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.