Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc

MẪU GIẤY ỦY QUYỀN KÝ THAY GIÁM ĐỐC

 

Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc là loại văn bản khá thông dụng được sử dụng trong trường hợp Giám đốc muốn ủy quyền cho cá nhân khác thường là những người có quyền hạn quản lý cụ thể dưới trướng Giám đốc thực thi việc ký một hay một số loại giấy tờ, chứng từ,… nào đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xác lập mẫu giấy này theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc.

1. Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là văn bản mang tính pháp lý, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện thực thi một hoặc nhiều công việc trong giới hạn được quy định tại giấy ủy quyền.

2. Khi nào cần giấy ủy quyền ký thay giám đốc?

  • Giám đốc không thể trực tiếp ký duyệt do đi công tác, nghỉ điều trị bệnh hay bất kỳ lý do nào khác.
  • Thay vì chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công việc, giám đốc muốn chỉ định người kí thay cho những văn bản giấy tờ, các vấn đề phù hợp. Đây là cách giúp giảm thiểu khối lượng công việc phải thực hiện, mà vẫn đảm bảo có sự giám sát và hỗ trợ kịp thời khi cần.

3. Ai là người có quyền ký thay giám đốc?

Người được ủy quyền sẽ đại diện cho người ủy quyền thực thi các giao dịch, chứng từ, hóa đơn, văn bản liên quan đã được quy định trong giấy ủy quyền.

Người được ủy quyền ký thay giám đốc thường là Phó Giám đốc, Trưởng  phòng, kế toán trưởng,…là những người có quyển hạn quản lý trong một đội nhóm hay phòng ban cụ thể dưới trướng mình.

4. Có những nội dung gì trong mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc?

  • Họ tên, địa chỉ, chức danh của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
  • Các loại giấy tờ/ chứng từ/ hóa đơn/… được ủy quyền ký thay
  • Quyền và nghĩa vụ của hai bên
  • Thời hạn ủy quyền
  • Trường hợp chấm dứt ủy quyền
  • Trách nhiệm pháp lý phải nhận do việc ký thay mang lại
  • Cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên
  • Chữ ký xác nhận của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

5. Viết giấy ủy quyền ký thay như thế nào?

  • Tại mục Phạm vi ủy quyền:
    • Liệt kê cụ thể những loại văn bản mà người nhận ủy quyền được phép ký thay, ví dụ như: các loại hợp đồng, chứng từ kế toán,…
    • Hoặc có thể đề cập những trường hợp đặc biệt mà bên nhận ủy quyền được quyền ký thay ví dụ như: Giám đốc đi công tác, vắng mặt do bệnh,…
  • Tại mục Quyền và nghĩa vụ của các bên:
    • Ghi rõ những trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, cụ thể như: giám sát, kiểm tra, báo cáo,…
  • Tại mục Chấm dứt ủy quyền:
    • Liệt kê, ghi rõ những trường hợp chấm dứt ủy quyền như: bên nhận ủy quyền vi phạm nghĩa vụ, hết thời hạn ủy quyền, bên ủy quyền bị cách chức, hết hợp đồng lao động hay từ chức,…

6. Trách nhiệm pháp lý phát sinh vì ký thay theo ủy quyền:

Trừ trường hợp bên được ủy quyền kí thay những văn bản nằm ngoài giới hạn ủy quyền hay vi phạm nghĩa vụ khác trong giấy ủy quyền. Bên ủy quyền có trách nhiệm những sai phạm gây ra bởi bên được ủy quyền khi thực hiện công việc theo ủy quyền.

Bên nhận ủy quyền chỉ được phép ký thay những văn bản trong phạm vi ủy quyền. Hoặc bên nhận ủy quyền phải nhận trách nhiệm hậu quả về mặt pháp lý do việc ký thay vượt quá phạm vi ủy quyền.

Các văn bản mà bên nhận ủy quyền thực hiện ký thay phải là những văn bản mà Giám đốc có thẩm quyền ký kết theo quy định điều lệ công ty và quy định pháp luật.

 

Trên đây là mẫu giấy ủy quyền ký thay Giám đốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay theo quy chuẩn công văn của Chính phủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi một số nội dung sao cho phù hợp với công ty/ tổ chức. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với GLaw Vietnam để được tư vấn thêm.

 

mau-giay-uy-quyen-ky-thay-giam-doc