Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên công ty

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY

 

   Tên công ty là một trong những nội dung quan trọng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, tên còn là thương hiệu gây ấn tượng với đối tác và khách hàng. Khi thay đổi tên công ty cần phải tra cứu xem tên công ty có trùng với công ty đã đăng ký rồi hay không, sau đó nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch & đầu tư để đăng ký điều chỉnh.

 

1. Thành phần hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty 

 Tùy theo loại hình công ty mà hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp là khác nhau:

    – Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm: Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên dự kiến thay đổi và chữ ký của người đại diện theo pháp luật;

    – Biên bản của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH. (Lưu ý có nội dung sửa đổi điều lệ)

    – Quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH. (Lưu ý có nội dung sửa đổi điều lệ)

    – Kèm theo hồ sơ gồm: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế.

 

2. Những lưu ý về tên công ty khi thực hiện thủ tục thông báo thay đổi tên công ty:

a. Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn

    Tên trùng là trường hợp đăt tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

     – Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

     – Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-” ; chữ “và”;

     – Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

     – Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với cách đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký;

     – Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

     – Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

     – Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

     – Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

b. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

   Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

   Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để đặt tên doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên doanh nghiệp

 

3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

     – Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

     – Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

     – Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ thông báo thay đổi tên công ty và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

     – Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông báo thay đổi tê n công ty tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD

     – Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia.

     – Doanh nghiệp khi đổi tên phải thông báo tới Phòng ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm quyết định thay đổi.

 

Để nhận được hướng dẫn chi tiết và tư vấn trực tiếp về các vấn đề pháp lý và các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu thay đổi tên công ty thì các cá nhân, tổ chức vui lòng liên hệ với qua email info@glawvn.com hoặc hotline: 028 7300 0038