GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Những năm gần đây Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia đáng để đầu tư nhất khu vực Châu Á. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nước ngoài cũng luôn đắn đo khi đầu tư vào Việt Nam do những thủ tục rườm rà khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Vậy Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Chúng ta có thể tạm hiểu giấy chứng nhận đầu tư luôn được xem là đầu tàu giúp một dự án có thể đi vào hoạt động bình thường, giúp doanh nghiệp có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư của mình vào đó. Đây là một thủ tục cần thiết khi chúng ta muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam xét theo từng trường hợp sẽ bắt buộc phải có thủ tục này.
Theo khoản 2, 6 Điều 3 Luật Đầu tư:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư” và “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Những trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2014
1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2014: Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Ta có thể hiểu:
-
Trường hợp Nhà đầu tư (bao gồm cá nhân và tổ chức nước ngoài) thành lập công ty tại Việt Nam dù sở hữu bất kỳ từ 1-100% đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư. (thường gọi là thành lập công ty TRỰC TIẾP)
-
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty vốn nước ngoài) đã được thành lập tại Việt Nam sau đó mở ra một công ty khác sở hữu trên 51% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Những trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
-
Đầu tư dưới hình thức góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp trong Công ty vốn Việt Nam, không phải thực hiện thủ tục này dù sở hữu 1-100% vốn điều lệ.
-
Nhà đầu tư góp vốn, nhận chuyển nhượng từ công ty có vốn nước ngoài trước đó đã thực hiện thủ tục theo Điều 46 Nghị định này vẫn không phải làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư.
* Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 28 Nghị định 118/2015/NĐ-CP: Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
-
Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
-
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
-
-
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
-
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
-
Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
-
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
-
Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
-
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.
* Hồ sơ:
-
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
-
Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
-
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
-
Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
-
Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
-
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
-
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
-
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
*Trình tự, thủ tục
-
Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư, sau 05 ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
-
Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, trong 15 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
GLaw là công ty luật chuyên tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi có cung câp các dịch vụ: Thành lập công ty vốn nước ngoài và Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Để được luật sư tư vấn miễn phí vui lòng đặt lịch hẹn tại hotline: 0945.929.727 hoặc qua email: [email protected]