ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU PHÂN BÓN NPK
Hiện nay, phân NPK được xem là một bước tiến mới của khoa học bởi nó không chỉ cung cấp 3 thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng là đạm (N), lân (P) và kali (K) mà còn có thể cung cấp thêm những nguyên tố trung lượng gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) hoặc các nguyên tố vi lượng như bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn). Do mang nhiều tính chất ưu việt nên ngoài việc tự sản xuất ở Việt Nam, loại phân này còn được quan tâm trong việc nhập khẩu từ những nước khác. Vậy, trước khi nhập khẩu phân bón NPK ta cần lưu ý những điểm gì?
1. Phân loại phân bón NPK
Trước khi nhập khẩu phân bón NPK vào Việt Nam, ta cần nên hiểu về quy định pháp luật của Việt Nam đối với phân bón NPK sẽ được chia thành bao nhiêu loại để từ đó ta có thể biết được những điều kiện cụ thể cho từng loại phân bón NPK. Theo Quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, phân NPK được phân ra làm những loại sau:
2. Điều kiện để nhập phân bón NPK
Tùy theo từng loại phân bón NPK mà chúng ta có những điều kiện giống và khác nhau. Danh sách dưới đây sẽ liệt kê những điểm giống và khác nhau trong từng loại phân bón NPK:
- Tổng % hàm lượng đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh): Phân NPK – trung lượng >=18
- Mỗi hàm lượng đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh): Phân NPK – trung lượng >=3
- Hàm lượng hoặc tổng hàm lượng từ hai đến bốn nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: Phân NPK – trung lượng có % khối lượng hoặc tổng % khối lượng Ca, Mg, S, SiO2hh ≥20 (hàm lượng của mỗi nguyên tố phải ≥1) và Phân NPK – trung – vi lượng có % khối lượng hoặc tổng % khối lượng Ca, Mg, S, SiO2hh ≥20 (hàm lượng của mỗi nguyên tố phải ≥1)
- Hàm lượng hoặc tổng hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: Phân NPK – vi lượng có mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng B, Mo, Fe, Cu, Co, Mn, Zn ≥1.000 và Phân NPK – trung – vi lượng có mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng B, Mo, Fe, Cu, Co, Mn, Zn ≥1.000
- Hàm lượng của mỗi nguyên tố dinh dưỡng vi lượng (trừ t/h chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng vi lượng): Phân NPK – vi lượng có mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng B, Mo, Fe, Cu, Co, Mn, Zn ≥50 và Phân NPK – trung – vi lượng có mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng B, Mo, Fe, Cu, Co, Mn, Zn ≥50
- Hàm lượng chất hữu cơ: Phân NPK – hữu cơ – sinh học ≥5 và Phân NPK – hữu cơ – vi sinh ≥5
- Hàm lượng axit humic hoặc hàm lượng axit fulvic hoặc tổng hàm lượng axit humic, axit fulvic: Phân NPK – sinh học có % khối lượng cacbon ≥ 2 và Phân NPK – hữu cơ – sinh học có % khối lượng cacbon ≥ 2
- Hàm lượng axit amin hoặc vitamin hoặc các chất sinh học: Phân NPK – sinh học có % khối lượng — và Phân NPK – hữu cơ – sinh học có % khối lượng —
- Mật độ mỗi loại vi sinh vật có ích hoặc mật độ nấm rễ cộng sinh: Phân NPK – hữu cơ – vi sinh có CFU/g hoặc CFU/ml ≥1*10^6 và Phân NPK – sinh học – vi sinh có CFU/g hoặc CFU/ml ≥1*10^6
- Mật độ nấm rễ cộng sinh: Phân NPK – hữu cơ – vi sinh có IP/g ≥10^2 và Phân NPK – sinh học – vi sinh có IP/g ≥10^2
- Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn): Phân NPK – trung lượng =< 5 và Phân NPK – sinh học – hữu cơ – vinh sinh =<10
- pH (H2O) >= 5
Phân bón NPK đáp ứng được những điều kiện trên thì có thể tiến hành các thủ tục để được nhập khẩu một cách hợp pháp vào Việt Nam.
Công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: [email protected].