Điểm mới của bộ luật lao động 2019

ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

 

BLLĐ 2019

(Hiệu lực 01/01/2021)

QUY ĐỊNH

BLLĐ 2012

  • Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội

CSPL: Khoản 2 Điều 12 BLLĐ 2019

 

Về thủ tục khai trình lao động theo NĐ 122/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp vẫn sẽ phải nộp khai trình lao động tại Phòng LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH theo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Báo cáo sử dụng lao động:

  • Khai trình lao động khi mới thành lập
  • Báo cáo định kỳ

1. Khai trình lao động

  • Thời hạn báo cáo: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động
  • Đối tượng thực hiện: những doanh nghiệp thành lập mới và có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. (Trường hợp không có lao động thì khai trình giám đốc hoặc người quản lý DN)
  • Cơ quan tiếp nhận: cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương, cụ thể là Phòng LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH

CSPL: Khoản 2 Điều 6 BLLĐ 2012, Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP

2. Báo cáo định kỳ

  • Thời hạn báo cáo: định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
  • Đối tượng thực hiện: những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH

CSPL: Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 6 BLLĐ 2012

  • Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản
  • Hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng có thể được giao kết bằng lời nói

CSPL: Điều 14 BLLĐ 2019

Hình thức hợp đồng lao động

  • Không quy định về hợp đồng lao động được giao kết qua phương tiện điện tử
  • Công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng có thể được giao bằng lời nói

CSPL: Điều 16 BLLĐ 2012

Quy định chi tiết về những người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động.

1. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được ủy quyền;
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động

2. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động
  • Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác.

CSPL: Điều 18 BLLĐ 2019

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

BLLĐ 2012 có quy định về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của người lao động nhưng chỉ rải rác ở một số điều luật:

  • Đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động đó
  • Nhóm người lao động có thể ủy quyền bằng văn bản cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động đối với hợp đồng thời vụ, hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng

CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 18 BLLĐ 2012

  • Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luậtphải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi

CSPL: Khoản 2 Điều 164 BLLĐ 2012

  • Tuy nhiên Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH đã có hướng dẫn chi tiết về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động như sau:

a) Bên người sử dụng lao động:

    • Ngưi đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền;
    • Người đại diện theo pháp luật của hp tác xã, liên hiệp hp tác xã hoặc người được ủy quyền;
    • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
    • Người đứng đầu tổ chức hoặc người được ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện;
    • Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động;
    • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

b) Bên người lao động

    • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
    • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
    • Người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
    • Người lao động được nhóm người lao động ủy quyền giao kết hợp đồng lao động.

CSPL: Khoản 1 Điều 14  Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH

Chia thành 02 loại:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng
  • Bỏ hợp đồng lao động theo mùa vụ

CSPL: Điều 20 BLLĐ 2019

Loại hợp đồng lao động

Chia thành 03 loại:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ dưới 12 tháng

CSPL: Điều 22 BLLĐ 2012

Phụ lục hợp đồng lao động không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động

  • Nếu gia hạn hợp đồng lao động thì phải ký kết lại một hợp đồng lao động mới

CSPL: Khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2019

Phụ lục hợp đồng lao động

Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

  • Theo luật cũ thì khi gia hạn hợp đồng lao động có thể ký thêm phụ lục hợp đồng mà không cần phải ký kết lại hợp đồng mới

CSPL: Khoản 2 Điều 24 BLLĐ 2012

Bổ sung thêm quy định:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp
  • Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng

CSPL: Điều 25 BLLĐ 2019

Thời gian thử việc

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

CSPL: Điều 27 BLLĐ 2012

  • Nếu chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc trong 01 năm thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động
  • Người lao động không đồng ý làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc

CSPL: Điều 29 BLLĐ 2019

Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Không được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động

CSPL: Khoản 2 Điều 31 BLLĐ 2012

Bổ sung thêm các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

  • Tham gia Dân quân tự vệ
  • Được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
  • Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn đầu tư của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác
  • Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác

CSPL: Điều 30 BLLĐ 2019

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

4. Lao động nữ mang thai

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận

CSPL: Điều 32 BLLĐ 2012

Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn

CSPL: Điều 31 BLLĐ 2019

Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác

CSPL: Điều 33 BLLĐ 2012

Bổ sung thêm các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do
  • Người lao động là người nước ngoài bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án
  • Người sử dụng lao động bị cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo không có người đại diện pháp luật, người được ủy quyền
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài
  • Thử việc không đạt yêu cầu theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc

CSPL: Điều 34 BLLĐ 2019

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  • Hết hạn hợp đồng lao động
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
  • Hai bên thoả thuận
  • Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu.
  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo bản án, quyết định của Toà án.
  • Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết; người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu cơ doanh nghiệp, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

CSPL: Điều 36 BLLĐ 2012

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực.
  • BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm trường hợp mgười lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

CSPL: Điều 35 BLLĐ 2019

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 03 ngày làm việc khi:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận;

– Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận;

– Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục hoặc 1/4 thời hạn hợp đồng mà chưa hồi phục khả năng lao động

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc thời hạn dưới 12 tháng khi:

– Có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động

– Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước

c) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc thì thời hạn báo trước tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

d) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn

CSPL: Điều 37 BLLĐ 2012

Bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
  • Quy định rõ về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc
  • Thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động:

  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên

CSPL: Điều 36 BLLĐ 2019

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với hợp đồng không xác định thời hạn), đã điều trị 06 tháng liên tục (đối với hợp đồng xác định thời hạn) và quá nửa thời hạn hợp đồng (đối với hợp đồng theo mùa vụ) mà khả năng lao động chưa hồi phục;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b nêu trên và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

CSPL: Điều 38 BLLĐ 2012

  • Người sử dụng lao động phải trả thêm tiền bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc ngoài tiền lương, BHXH, BHYT
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước

CSPL: Khoản 1 Điều 41 BLLĐ 2019

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và
  • Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

CSPL: Khoản 1 Điều 42 BLLĐ 2012

Bổ sung quy định về những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

  • Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  • Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

  • Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
  • Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

CSPL: Điều 42 BLLĐ 2019

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

Không quy định

Bổ sung thêm trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:

  • Người đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên

CSPL: Điều 46 BLLĐ 2019

Trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

CSPL: Điều 48 BLLĐ 2012

Áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương

CSPL: Điều 47 BLLĐ 2019

Trợ cấp mất việc làm

Áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương

CSPL: Điều 49 BLLĐ 2012

Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động

CSPL: Điều 45 BLLĐ 2019

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng.

CSPL: Điều 47 BLLĐ 2012

1. Nguyên tắc trả lương:

  • Bổ sung thêm trường hợp: người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

CSPL: Điều 94 BLLĐ 2019

2. Hình thức trả lương:

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

CSPL: Điều 96 BLLĐ 2019

Tiền lương

1. Nguyên tắc trả lương:

  • Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn
  • Trường hợp không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

CSPL: Điều 96 BLLĐ 2012

2. Hình thức trả lương:

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

CSPL: Điều 94 BLLĐ 2012

  • Sửa đổi về số giờ làm thêm trong 01 tháng:  Tăng số giờ làm thêm của người lao động từ không quá 30 giờ trong 01 tháng lên thành không quá 40 giờ trong 01 tháng
  • Quy định chi tiết một số ngành, nghề, công việc mà người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;…..

  • Khi tổ chức làm thêm theo trường hợp trên thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

CSPL: Điều 107 BLLĐ 2019

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày
  • Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ 01 ngày
  • Không quá 30 giờ trong 01 tháng
  • Không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm
  • Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ

CSPL: Điều 106 BLLĐ 2012

1. Nội quy lao động

  • Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản
  • Bổ sung thêm về nội dung của nội quy lao động:
  • Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động
  • Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

CSPL: Điều 118 BLLĐ 2019

2. Đăng ký nội quy lao động

Sửa đổi quy định về đăng ký nội quy lao động:

  • Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh
  • Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

CSPL: Điều 119 BLLĐ 2019

Nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động

1. Nội quy lao động:

  • Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản
  • Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn lao động, vệ sinh lao động việc;

d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

CSPL: Điều 119 BLLĐ 2012

2. Đăng ký nội quy lao động

  • Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động chưa hợp lệ thì cơ quan ra thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

CSPL: Điều 120 BLLĐ 2012

Bổ sung các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:

  • Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
  • Giúp người lao động kéo dài thời hạn bị áp dụng hình thức sa thải

CSPL: Điều 125 BLLĐ 2019

Sa thải

Các trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

CSPL: Điều 126 BLLĐ 2012

Bổ sung thêm trường hợp:

  • Lao động nam khi vợ sinh con
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
  • Lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định về bảo hiểm xã hội

CSPL: Điều 139 BLLĐ 2019

Nghỉ thai sản

  • Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
  • Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
  • Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
  • Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định.

CSPL: Điều 157 BLLĐ 2012

Bổ sung thêm một số điều kiện như sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên
  • Có kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt; chưa được xóa án tích

CSPL: Điều 151 BLLĐ 2019

Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp

CSPL: Điều 169 BLLĐ 2012

Sửa đổi, bổ sung một số trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn; Chủ tịch HĐQT hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ
  • Là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
  • Bỏ trường hợp: “Công dân nước ngoài là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam, làm việc tại Việt Nam”

CSPL: Điều 154 BLLĐ 2019

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  • Là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của công ty TNHH;
  • Là thành viên HĐQT của CTCP;
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật mà các chuyên gia hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
  • Theo quy định của Điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên
  • Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam…

CSPL: Điều 174 BLLĐ 2012

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn 01 lần với thời hạn tối đa là 02 năm

CSPL: Điều 155 BLLĐ 2019

Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm

CSPL: Điều 173 BLLĐ 2012