Cách xác định thuế với hộ kinh doanh

CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ VỚI HỘ KINH DOANH

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Ưu điểm nổi bật của Hộ kinh doanh là không cần phải thực hiện các chế độ báo cáo thuế hằng tháng, hằng quý hay hằng năm giống như doanh nghiệp. Thay vào đó, hộ kinh doanh sẽ đóng một mức thuế khoán do Cơ quan thuế quản lý quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.

Trong phạm vi bài viết này, GLaw  sẽ gửi đến quý khách hàng những thông tin liên quan đến chính sách thuế và các xác định thuế với hộ kinh doanh cá thể.

Hiện nay, theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm:

  • Lệ phí môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Nhưng thông thường, hộ kinh doanh sẽ đóng 3 loại thuế chính ở trên. Cụ thể:

  • Lệ phí môn bài:

– Bậc thuế môn bài của Hộ kinh doanh cá thể

TRƯỜNG HỢP

Lệ phí môn bài cả năm 

 

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

 

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

 

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

 

Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống

 

Miễn lệ phí môn bài

 
 

Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

 

Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định

 

Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020

Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên

 

– Hiện nay các hộ kinh doanh thành lập sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên nên thời điểm bắt đầu tính doanh thu là từ tháng 1 năm tiếp theo sau năm thành lập.

  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Thuế GTGT và thuế TNCN được tính theo phương pháp thuế khoán hay nói cách khác là một mức thuế cố định hằng tháng/quý mà hộ kinh doanh phải nộp.

– Căn cứ tính thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

Số thuế phải nộp

=

Doanh thu tính thuế

X

Tỷ lệ thuế

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế: thường là doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định dựa trên những thông tin mà chủ hộ kê khai và dựa vào mức doanh thu trung bình trong khu vực lân cận địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, doanh thu sẽ là một mức không được thấp hơn tổng chi phí để hoạt động kinh doanh của hộ bao gồm tiền thuê địa chỉ trụ sở, tiền điện, nước, tiền trả lương cho nhân viên,…
  • Tỷ lệ thuế:

Ngành nghề kinh doanh

Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế TNCN

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0.5%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1.5%

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

Ví dụ: Hộ kinh doanh của bạn được thành lập năm 2022, hoạt động trong lĩnh vực cắt tóc, gội đầu. Doanh thu ước tính tầm 20.000.000 đồng/1 tháng. Thì mức thuế phải đóng như sau:

  • Lệ phí môn bài: được miễn năm đầu;
  • Thuế khoán:
    • Doanh thu tính thuế: 20.000.000 đồng
    • Cắt tóc, gội đầu được xếp vào ngành dịch vụ. Do đó sẽ chịu tỷ lệ thuế là 7% (5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN).

Như vậy, thuế phải đóng hằng tháng phải đóng là:

20.000.000 * 7% = 1.400.000 đồng

 

Trên đây là tổng hợp các loại thuế và cách tính thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp trong quá trình hoạt động.

GLAW cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến thành lập hộ kinh doanh cá thể và tư vấn thuế liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh. Để được hỗ trợ thông tin, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.