Bổ nhiệm là gì?

BỔ NHIỆM LÀ GÌ?

 

Việc được bổ nhiệm nắm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau một thời gian cống hiến làm việc là mong muốn của rất nhiều cá nhân. Vậy có những điều kiện gì cần đáp ứng để được bổ nhiệm? Quy trình bổ nhiệm được diễn ra như thế nào? cùng GLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Bổ nhiệm là gì?

Theo điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 “Bổ nhiệm là việc cán bộ công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật”.

Hay nói rõ hơn bổ nhiệm là việc giao cho một cá nhân giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được quyết định bởi cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền. Bổ nhiệm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định góp phần củng cố và kiện toàn bộ máy nhà nước, đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động một cách hiệu quả và có hiệu lực trên thực tế.

Thông thường, căn cứ vào quyền hạn, nhiệm vụ, nhu cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm để ra quyết định bổ nhiệm.

Thủ tướng chính phủ sẽ bổ nhiệm vị trí thứ trưởng và các chức vụ tương đương. Giám đốc xí nghiệp là người bổ nhiệm chức vụ trưởng phòng nghiệp vụ trong xí nghiệp, Bộ trưởng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ trong cơ quan… Một số trường hợp bổ nhiệm phải có sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền đã được pháp luật quy định.

Ngay khi có hiệu lực của quyết định bổ nhiệm, người được bổ nhiệm sẽ nắm giữ chức vụ được bổ nhiệm, bên cạnh đó thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ đã quy định bởi pháp luật đối với chức vụ đó cho đến thời điểm có quyết định nghỉ hưu, hay quyết định miễn nhiệm, cách chức đối với cá nhân đó.

2. Một số điều kiện cá nhân được bổ nhiệm cần đáp ứng:

Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp tùy thuộc vào chức vụ, điều kiện làm việc, tính chất và đặc thù của công việc,..mà các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thời hạn bổ nhiệm cho phù hợp.

Dưới đây là một số điều kiện mà cá nhân được bổ nhiệm cần phải đáp ứng:

  • Cá nhân được bổ nhiệm cần đáp ứng các yêu cầu chung của cán bộ, công chức và từng yêu cầu cụ thể của từng vị trí.
  • Đầy đủ hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản/nhà/đất theo quy định và được xác minh rõ ràng minh bạch bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Điều kiện về tuổi tác cụ thể như sau:
    • Cá nhân được bổ nhiệm phải đảm bảo sức khỏe đảm đương, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    • Ở lần đầu bổ nhiệm của cán bộ công chức, đối với nam dưới 55 tuổi, đối với nữ dưới 50 tuổi.
    • Đối với các cá nhân được bổ nhiệm vào các vị trí trưởng phòng, phó phòng ở các quận, huyện thì tuổi bổ nhiệm lần đầu không lớn hơn 45 tuổi.
    • Đối với trường hợp cán bộ, công chức khi không còn nắm giữ vị trí lãnh đạo, sau một khoản thời gian công tác nếu được xem xét về việc bổ nhiệm để làm lãnh đạo thì áp dụng tiêu chuẩn về tuổi khi bổ nhiệm ở lần đầu tiên.

3. Quy trình việc bổ nhiệm cán bộ công chức:

Bước 1: Đưa ra quyết định về chức vụ cần được bổ nhiệm.

Ngay từ bước đầu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu việc bổ nhiệm  sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê chuẩn quyết định về chức vụ cần được bổ nhiệm

Bước 2: Thực hiện sắp xếp nhân sự.

Lãnh đạo đơn vị đưa ra quyết định bổ nhiệm chức vụ sẽ tiến hành thực thi những công việc sau:

  • Đối với nhân sự ngay tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
    • Dựa vào nguồn lực cán bộ trong quy hoạch hoặc sự giới thiệu của nhân sự trong đơn vị tổ chức để đưa ra đề xuất phương án nhân sự.
    • Ban lãnh đạo trao đổi để tìm ra nhân sự phù hợp dựa trên kết quả đánh giá tín nhiệm, một chức vụ có thể đề cử 3 cá nhân để lựa chọn.
    • Ban lãnh đạo tập hợp ý kiến của các cán bộ chủ chốt để đưa ra quyết định. Cá nhân được đề cử trình bày một vài dự kiến nếu được bổ nhiệm.
    • Ban lãnh đạo xem xét nếu có vấn đề phát sinh.
    • Công bố văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
    • Thực hiện biểu quyết.
  • Đối với nhân sự từ nơi khác chuyển đến:
    • Lãnh đạo giới thiệu, đề xuất nhân lực.
    • Trao đổi với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, làm việc về nhu cầu bổ nhiệm và xác minh lý lịch, trao đổi về kết quả làm việc với cơ quan người được đề nghị bổ nhiệm đang làm việc, tiến hành biểu quyết và ra quyết định bổ nhiệm.

Nộp kèm các hồ sơ theo quy định và tờ trình trong trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.

4. Mẫu quyết định bổ nhiệm:

Dưới đây là mẫu điều lệ công ty cổ phần nêu rõ các điều khoản của công ty cổ phần, hình thức tên gọi, số vốn đầu tư và trụ sở doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng vào thực hiện quý khách hàng cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan cũng như tham khảo ý kiến luật sư.

https://drive.google.com/file/d/14fHb2oRzc0CgvYnBnt_98Xu9i_7lg1FP/view?usp=sharing

Hoặc:

https://drive.google.com/file/d/1kv2sJSOgR1ziEEsI_geDpiH9EPatzg4f/view?usp=sharing

 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ pháp lý GLaw Vietnam về những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề bổ nhiệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

 

 

GLaw Vietnam Chúng tôi cung cấp dịch vụ Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư nước ngoài, Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp Việt Nam – Làm giấy phép kinh doanh Hotline: 0945 929 727 Email: info@glawvn.com