Phân hóa học là gì?

PHÂN HÓA HỌC LÀ GÌ?

 

Để đảm bảo năng suất cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển bền vững, nâng cao năng suất gieo trồng, đảm bảo an ninh lương thực, phân bón là một trong những yếu tố then chốt, quan trọng không thể thiếu. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nhu cầu về tiêu thụ phân bón khá cao, trong đó phân bón hóa học chiếm phần lớn (khoảng hơn 80%) nhu cầu tiêu thụ phân bón trong cả nước.

1. Phân hóa học là gì?

Phân bón hóa học có tên gọi khác là phân bón vô cơ, là những loại phân bón có nguồn gốc sản xuất từ các khoáng chất của thiên nhiên hay từ hóa chất, được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Loại phân này tồn tại ở dạng muối khoáng có được nhờ trải trải các quá trình vật lý

Phân bón hóa học có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Cu, Zn, B, Ca, Mg,…Dựa trên các thành phần nguyên tố dinh dưỡng riêng biệt loại phân này được chia thành 3 nhóm phân cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali. Và một số loại phân bón hóa học khác như phân hỗn hợp, phân phức hợp và phân vi lượng.

2. Các loại phân bón vô cơ:

2.1. Phân đơn:

Là những loại phân bón trong thành phần có yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.

a. Phân đạm

Là những sản phẩm trong thành phần có đạm là dinh dưỡng đa lượng. Các loại phân đạm bao gồm: phân ure, sunphat amoni, nitrat amon, clorua amoni, xianamit và hợp chất chứa nitơ, các muối vô cơ dạng nitrat.

Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 chứa 20-21% N. Phân đạm clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N 39% S. Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33-35% N. Phân phôtphat đạm (phôt phat amôn) có 16% N, 20% P. Phân Xianamit canxi chứa 20-21% N, 20-28% vôi, 9-12% than.

b. Phân lân:

Là những sản phẩm phân bón có chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng (được tính bằng P2O5 hữu hiệu).

Phân super lân: có hàm lượng lân chiếm từ 17-20% dễ hòa tan thành dạng H2PO4- thích hợp để bón cho nhiều loại cây, cây dễ hấp thu và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Phân lân có thể làm đất chua thêm nên hạn chế bón super lân trên đất chua, phèn.

Thermo phosphat (phân lân nung chảy) chứa từ 15-18% hàm lượng P2O5 hữu hiệu, có màu xám đen ở dạng bột óng ánh. Thích hợp sử dụng cho các chân đất chua, phèn, bạc màu, trũng. Không thích hợp để bón cho chân đất kiềm, phù sa trung tính.

c. Phân kali:

Là loại phân bón hóa học có chứa chất dinh dưỡng đa lượng là kali trong thành phần chính (được tính bằng K2O hữu hiệu).

Phân kali sunphat (K2SO4): có màu trắng, dưới dạng tinh thể, không hút ẩm và tan nhanh trong nước, có hàm lượng K2O chiếm từ 48-50%. Loại phân này được sử dụng để bón cho nhiều loại cây, đặc biệt là cây có dầu, cà phê,.. là những cây có nhu cầu cao về lưu huỳnh.

Phân kali clorua (KCl): chiếm phần lượng phân kali trên thế giới, được sử dụng cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất trồng khác nhau, tồn tại dưới dạng tinh thể đỏ hồng. Có chứa từ 55 – 60% K2O giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, nâng cao chất lượng nông sản.

Không nên sử dụng KCl cho các giống cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng và một số cây nguyên liệu,…Phân kali clorua khó sử dụng do khi để ẩm phân bị kết dinh lại, việc bón phân nhiều cũng khiến đất ngày càng chua.

2.2. Phân phức hợp:

Có chứa từ hai nguyên tố dinh dưỡng trở lên được sản xuất bằng việc liên kết, kêt hợp các thành phần lại với nhau để xuất hiện các phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng kết quả là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao.

a. Phân DAP (Diamôn photphat)

Trong thành phần có chứa hai dưỡng chất chính là lân P2O5 chiếm 44-46% và đạm (N) chiếm 16-18%. Thích hợp sử dụng cho các loại đất phèn, đất bazan, cung cấp đồng thời hai dưỡng chất đạm và lân cho cây. Phân DAP không thích hợp để bón cho cây lấy củ, đất cát, đất bạc màu, các chân đất đang thiếu kali.

b. Phân kali nitrat (KNO3)

Đây là loại phân đắt tiền, có giá trị cao, thích hợp để kich thích cây trồng ra hoa. Là loại phân kali phức hợp, có 45 – 46% trong thành phần là K2O và 13% là đạm.

2.3. Phân khoáng trộn hay còn gọi là phân hỗn hợp

Được tạo thành bằng cách phối trộn hai hay nhiều loại phân vô cơ như phân đa – trung – vi lượng. Có 3 hình thức phối trộn là:

  • Trộn và vê thành viên.
  • Trộn các loại phân khô với nhau một cách cơ giới.
  • Sản xuất với nhiều các yếu tố lỏng.

3. Những lợi ích phân bón hóa học mang lại

a. Tăng năng suất cho cây trồng

Đây là lợi ích quan trọng nhất từ việc bón phân mang lại, Bón phân cung cấp các dưỡng chất đủ điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, tối đa hóa năng suất cây trồng.

b. Giúp đất tăng độ phì nhiêu

Người canh tác cần tính toán được lượng phân bón nên được sử dụng và canh thời điểm bón phân đúng lúc, kết hợp với các dưỡng chất hữu cơ có sẵn trong đất để thúc đẩy sự hoạt động của các vi sinh vật có ích. Đảm chất dinh dưỡng có chứa trong đất giúp cây trồng sinh trưởng, hoạt động sản xuất đạt năng suất cao.

c. Kích thích ra hoa, ra rễ

Phân bón là điều kiện cần có để tổng hợp protein, giúp cây phát triển một cách ổn định nhất. Tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây khỏe mạnh chống chọi lại dịch bệnh, hạn hán, các điều kiện xấu từ môi trường một cách tốt nhất. Đặc biệt là có thể kích thích cây ra rễ và nở hoa.

4. Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học cho môi trường và con người

Lạm dụng phân bón vô cơ, bón không cân đối, không đúng cách, bón quá nhiều trong thời gian dài đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, làm suy kiệt nguồn đất, gây hại đến sức khỏe con người và sinh vật có ích. Bên cạnh đó, chúng còn để lại những tồn dư dưới dạng muối trong đất gây nên những hậu quả sau

a. Đối với cây trồng:

  • Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết
  • Khi được sử dụng với mật độ từ năm này qua năm khác, các acid tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể vi sinh vật đã chết.
  • Làm gia tăng sự mẫm cảm của cây trồng đối với các loài sâu bệnh vì phân hóa học giết chết các vi sinh vật trong đất mà các vi sinh vật này nhằm đề kháng cho cây trồng khỏi một chứng bệnh nào đó.

b. Đối với nguồn nước:

Việc bón phân đạm một cách dư thừa với đặc tính dễ hòa tan trong nước dễ dẫn đến tình trạng rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối ngấm xuống nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng nitrat cao trong nước là gây độc cho những sinh vật dưới nước.

c. Đối vơi đất đai:

Lạm dụng phân bón vô cơ khiến đất đai bị bạc màu, chai cứng, đất bị chua hóa, độ pH giảm và gây tích tụ một số kim loại nặng trong đất.

Mất cân bằng sinh học do tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi trong đất, có khá nhiều loại phân bón vô cơ (đặc biệt là các loại phân đơn) không cung cấp hay không thay thế được chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất gây cạn kiệt dần các chất vi lượng có chứa trong đất.

d. Đối vơi không khí:

Không khí bị ô nhiễm do quá trình chuyển hóa làm bay hơi một số khí độc như amoniac khi sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, đặc biệt là các phân bón chứa đạm (N).

e. Đối với con người:

Sử dụng phân bón vô cơ dư thừa sẽ làm tồn dư đạm trong đất, nguồn nước và nông sản. Dẫn đến tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, chứng máu methaemoglobin,… là do NO2- và NO3-.

 

Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích về khái niệm “phân bón hóa học là gì?” Và những điều cần biết trước khi đưa phân hóa học vào sử dụng.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com