Thủ tục chốt sổ bhxh 2023 – 2024

Thủ tục chốt sổ Bảo Hiểm Xã Hội 2023 – 2024 đơn giản, chính xác nhất

  Chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức sử dụng lao động khi người lao động nghỉ việc. Vậy chốt sổ BHXH là gì? Thủ tục chốt sổ BHXH 2023 – 2024 theo quy định của Luật BHXH và những lưu ý khi thực hiện sẽ được GLaw trình bày chi tiết dưới đây.

 

I. Chốt sổ BHXH là gì? Và trách nhiệm thuộc về ai?

Theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2020 quy định: Chốt sổ bảo hiểm xã hội là việc phối hợp giữa người, tổ chức sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc hoặc xin thôi việc theo quy định của Pháp Luật. Cũng theo khoản 6 Điều 23 Luật này: Cơ quản bảo hiểm xã hội định kỳ phải xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tụct thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.   Hình 1. Thủ tuc chốt sổ BHXH 2023 Vậy việc chốt sổ bảo hiểm là việc cần thực hiện ngay khi có sự thay đổi về nhân sự trong tổ chức sử dụng lao theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm thuộc về người sử dụng lao động hay là người đại diện Pháp Luật cho cơ quan tổ chức sử dụng lao động, đồng thời cơ quan bảo hiểm xã hội phải đảm bảo thực hiện phối hợp cùng người sử dụng lao động chốt sổ BHXH khi có yêu cầu.

 

II. Quy trình và thủ tục chốt sổ BHXH:

Việc chuẩn bị và nắm rõ quy trình thực hiện giúp nhanh chóng hoàn tất thủ tục chốt sổ BHXH 2023 – 2024 cho người lao động và tiếc kiệm nhiều thời gian và kinh phí cho người sử dụng lao động cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội.

1. Chủ thể sử dụng lao động cần lập hồ sơ báo giảm lao động ngay gồm:

  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT,BHTN tại cơ sở  (Mẫu D02-TS);
  • Bản kê thông tin (Mẫu D01-TS)  làm căn cứ điều  chỉnh thông tin tham gia BHXH,BHYT, BHTN;
  • Tờ trình tham gia và điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
  • Thẻ BHXH còn hiệu lực sử dụng;
  • Giấy tờ quyết định chấm dứt hợp đồng với người lao động.

2. Hồ sơ chốt sổ:

  • Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 301 và 620
  • Tờ khai của đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)
  • Sổ Bảo Hiểm Xã Hội
  • Công văn đề nghị chốt sổ BHXH (Mẫu D01b-TS)
  • Tờ rơi bản chính sổ BHXH

3. Nạp hồ sơ:

 

III. Các Lưu ý khi chốt sổ Bảo Hiểm Xã Hội:

  • Trước khi chốt sổ Doanh nghiệp/người sử dụng lao động cần hoàn tất các nghĩa vụ đóng BHXH đối với người lao động;
  • Trong vòng 7 ngày từ khi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải hoàn tất và gửi hồ sơ lên cơ quan BHXH, trường hợp đặc biệt không quá 30 ngày (không tính các ngày lễ tết);
  • Người sử dụng lao động phải hoàn tất và trả lại sô BHXH cùng các giấy tờ khác đang giữ cho người lao động;
  • Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện chốt sổ, người lao động có quyền khiếu nại lên cơ quan BHXH giải quyết.
  • Trường hợp chủ thể sử dụng lao động phá sản, ngưng hoạt động hoặc bỏ trốn thì người lao động cần liên hệ cơ quan BHXH để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm trên sổ BHXH của người lao động cho đến thời điểm đơn vị đã đóng BHXH, để người lao động nhanh chóng được hưởng chính sách về BHXH khi chốt sổ.
Tóm lại, trong thực tiễn nhiều người lao động cũng như các chủ thể sử dụng lao động không thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội và có chính sách về bảo hiểm xã hội cho người lao động vì cho rằng mức đóng bảo hiểm xã hội cao. Nhưng người lao động lại không nắm rõ được những lợi ích mà BHXH mang đến cho người lao động, trong khi đóng BHXH chính là quyền lợi của người lao động. Bảo hiểm xã hội sẽ giúp đảm bảo, thay thế và bù đắp sự thiếu hụt về mặt kinh tế cho người lao động và gia đình khi gặp phải những rủi ro trong công việc cũng như trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn bất ngờ … Ngoài nhiệm vụ trên thì BHXH sẽ phân bổ lại thu nhập cho người lao động. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động chia sẻ thu nhập theo thời gian. Tức người lao động phải đóng một phần mức thu nhập để dành hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro hay có vấn đề khác như  sinh đẻ, mất việc hay trợ cấp khi quá tuổi lao động…Vậy nên việc đề nghị người sử dụng lao động chốt sổ bảo hiểm xã hôi chính là việc làm hợp pháp và chính đáng, bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện nhằm đàm bảo quyền lại chính đáng của người lao động được quy định trong Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội.   Hình 2 Người lao động Vậy nên việc đề nghị người sử dụng lao động chốt sổ bảo hiểm xã hội chính là việc làm hợp pháp và chính đáng, bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện nhằm đàm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động được quy định trong Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội. Trên đây là những thông tin về thủ tục, quy trình và một số lưu ý khi chốt sổ bảo hiểm xã hội mà GLaw gửi đến mọi người. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ  ích, giúp tiết kiệm nhiều thời gian công sức cho các Doanh Nghiệp cũng như người lao động.